24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoàng Tùng Thiện Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lướt sóng cho hiệu quả cao và an toàn hơn như thế nào?

Trong hầu hết các tài liệu hướng dẫn, người ta thường cổ vũ cho đầu tư dài hạn. Điều này khá dễ hiểu. Bởi vì phần lớn chúng ta học hỏi từ các tài liệu chứng khoán Mỹ. Bài viết sẽ chỉ ra rằng quan điểm đầu tư dài hạn như vậy là không nên được kỳ vọng nhiều. Thậm chí nó không thích hợp tại thị trường Việt Nam. Với thị trường trong nước, lướt sóng cho hiệu quả cao và an toàn và hơn gấp nhiều lần.

Thế nào là đầu tư và lướt sóng?

Phổ biến, chúng ta quan niệm rằng chỉ có mua và nắm giữ cổ phiếu dài hạn mới được gọi là “đầu tư”. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì phổ biến, chúng ta luôn gắn “đầu tư” với “dài hạn”. Tương tự, chúng ta xem “lướt sóng” là một dạng của “đầu cơ” – theo nghĩa xấu.

Đầu tư theo huyền thoại Graham

Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn khái niệm “đầu tư” chứng khoán. Nó được đề cập trong cuốn sách kinh điển “Phân tích chứng khoán” của huyền thoại Benjamin Graham. Theo ông, đầu tư không có nghĩa cứ phải là “dài hạn” như hiểu nhầm đã được đề cập ở trên. Dưới đây là định nghĩa của Graham:

“Đầu tư là một hoạt động, dựa trên phân tích toàn diện, đảm bảo sự an toàn về nguyên tắc và cho lợi nhuận thoả đáng. Các hoạt động không đảm bảo được những yêu cầu như vậy đều được gọi là đầu cơ” (1).

Nói cách khác, trong chứng khoán, không nhất thiết mua và nắm giữ dài hạn mới được gọi là đầu tư. Nếu một người mua và nắm giữ cổ phiếu ngắn hạn, hay lướt sóng, nhưng đảm bảo các yêu cầu theo định nghĩa trên, đều được gọi là nhà đầu tư.

Hiểu về khái niệm lướt sóng

Trước tiên, lướt sóng là một hình thức mua và nắm giữ cổ phiếu ngắn hạn cho đến rất ngắn. Những người tham gia lướt sóng thường hy vọng mua đáy và bán đỉnh. Theo đó, nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu để hưởng chênh lệch giá càng cao càng tốt.

Nhưng đó có phải là hoạt động đầu tư, và họ có được gọi là nhà đầu tư không? Câu trả lời là: Nếu thoả mãn các yêu cầu trong định nghĩa trên, lướt sóng cũng là đầu tư chứ không phải đầu cơ.

Lướt sóng có gì xấu?

Có một quan niệm khá thú vị mà đôi khi chúng ta vẫn thấy. Đó là một số, cho đến nhiều người, nghĩ rằng lướt sóng là xấu. Nói cách khác, họ tin rằng chỉ có đầu tư dài hạn mới tốt, và xứng đáng tham gia thị trường chứng khoán.

Tương tự, không ít người có quan niệm cho rằng đầu cơ là xấu.

Tuy nhiên, dường như bạn sẽ không thể tìm thấy bất kỳ cuốn sách nổi tiếng nào cho rằng lướt sóng và đầu cơ là xấu.

Chúng ta lấy ví dụ về khẳng định vừa nêu trong một cuốn sách kinh điển khác. Đó là cuốn Nhà đầu tư thông minh, cũng của huyền thoại Benjamin Graham. Ông nói rằng đầu cơ không có gì là phạm pháp hay trái đạo đức (2).

Nhìn chung, dù là đầu tư, đầu cơ, hay lướt sóng, chúng đều là một nghề tìm kiếm thu nhập. Người ta không nên gắn cho đầu cơ hay lướt sóng bất kỳ quan niệm xấu nào, bao gồm thiếu đạo đức.

Đầu tư lướt sóng hay đầu tư dài hạn?

Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự phù hợp của hai loại hình đầu tư đối với các thị trường khác nhau. Cần lưu ý thêm một lần nữa, rằng: Nếu lướt sóng thoả mãn yêu cầu của định nghĩa trên, nó cũng là hoạt động đầu tư. Đồng thời, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao nói rằng lướt sóng cho hiệu quả cao hơn. Thậm chí, lướt sóng cho hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần so với đầu tư dài hạn.

Tại sao Mỹ cổ vũ đầu tư dài hạn?

Những công ty của Mỹ vươn ra thị trường toàn cầu và “lớn nhanh như thổi” không phải là hiếm. Bạn có thể kể ra một loạt như Amazon, Microsoft, Facebook, Google, … Vì vậy, một cổ phiếu với giá một vài Đô la, sau thời gian đủ dài, nó thể lên đến hàng trăm hay một vài trăm Đô la. Nói cách khác, khoản đầu tư như vậy có thể tăng giá trị lên tới vài chục, thậm chỉ cả trăm lần. Cụ thể hơn, nếu bạn có 100 triệu, sau thời gian đủ dài, giá trị có thể là một vài đế hàng chục tỷ.

Tất nhiên, số lượng nhà đầu tư lướt sóng trên thị trường Mỹ không phải là ít. Dường như tất cả cách sách giảng dạy và tài liệu nghiên cứu đều nhắc đến. Nhưng tại sao những hoạt động như vậy lại không được để ý đến đáng kể? Ngay cả khi lướt sóng cho hiệu quả cao hơn nhiều thì người ta cũng không tập trung xem xét. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau.

Đầu tư dài hạn ít phù hợp với Việt Nam

Như đã từng đề cập, chúng ta học theo những cuốn sách kinh điển hay các tài liệu giảng dạy của Mỹ. Vì vậy, nhiều “chuyên gia” tại Việt Nam cũng khuyến nghị đầu tư dài hạn. Họ dường như cũng tin rằng sau thời gian đủ dài, từ vài chục triệu, nhà đầu tư sẽ thành tỷ phú!

Doanh nghiệp Việt Nam rất khác

Người ta có nên kỳ vọng sẽ giàu có giống như đầu tư chứng khoán dài hạn tại Mỹ? Nếu vậy, dường như khiếu hài hước của chúng ta … hơi cao?

Điều đó không có nghĩa rằng không tồn tại một cổ phiếu ở Việt Nam tăng hàng chục lần, sau thời gian đủ dài. Nhưng đầu tiên, có vẻ không nên “mơ mộng” chúng sẽ tăng hàng trăm lần. Những cổ phiếu tăng hàng chục lần và thực sự giá trị là quá hiếm. Phần còn lại, dường như chủ yếu do lái thổi giá. Và một khi thị trường bất ổn, chúng có thể giảm giá tới trên 90%, như L14, CEO, và DIG. Đó là thực tế mà chúng ta quan sát được trên thị trường trong năm 2021 và 2022.

Không nên kỳ vọng nhiều vào đầu tư dài hạn

Những doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu như Mỹ thì dường như không thể có. Thị trường trong nước rất giới hạn. Đó là chưa phân tích sâu về năng lực quản trị, công nghệ, và lợi thế theo quy mô … Nói cách khác, chúng ta không nên đặt kỳ vọng đáng kể vào những doanh nghiệp “lớn nhanh như thổi”. Và vì vậy, cũng không nên đặt kỳ vọng nhiều vào giá cổ phiếu sẽ tăng hàng chục lần sau thời gian đủ dài.

Lướt sóng cho hiệu quả cao như thế nào?Cơ sở lướt sóng cho hiệu quả cao hơn

Trước hết, bạn sẽ xem qua các cơ sở để tin rằng lướt sóng cho hiệu quả cao hơn thực sự tồn tại. Dưới đây là một số cơ sở, hay hiện tượng phổ biến, mà bạn thường thấy:

– Ngay cả những phiên tồi tệ nhất, vẫn có một số lượng cổ phiếu đáng kể tăng giá. Chẳng hạn ngày 6 tháng 12 năm 2022 là một phiên tồi tệ. Trong đó, chỉ số VN-Index giảm tới 45 điểm, tương đương 4,11%, với hàng loạt cổ phiếu nằm sàn. Tuy nhiên, vẫn có tới 99 mã tăng, bao gồm tăng trần, và 52 mã đứng giá.

– Mọi cổ phiếu đều tăng giảm theo chu kỳ. Một cổ phiếu dù mạnh, tăng liên tiếp đi nữa, vẫn luôn có phiên giảm, thậm chí giảm một vài phiên liên tiếp.

Bạn có thể lấy ví dụ cụ thể

Bài viết sẽ không đưa ra ví dụ cụ thể về đầu lướt sóng cho hiệu quả cao hơn so với đầu tư dài hạn. Vì sao vậy? Vì nhìn lại để lựa chọn, mua chân sóng, bán đỉnh và tính lợi nhuận siêu cao là quá dễ. Tuy nhiên, bạn nên lấy một vài ví dụ để biết rằng lướt sóng cho hiệu quả lớn như thế nào. Đồng thời, bạn cũng biết rằng cơ hội là thực sự tồn tại. Trong không ít trường hợp, bạn sẽ thấy hiệu quả của lướt sóng cao gấp hàng chục lần đầu tư dài hạn.

Về tính an toàn, thường một cổ phiếu chỉ có hai trạng thái. Đó là trạng thái tăng giá và giảm giá. Một khi xem xét các tiêu chuẩn lựa chọn cổ phiếu tăng giá, hiển nhiên chúng ta đã tính đến các yếu tố giảm giá, nghĩa là đảm bảo cả những tiêu chuẩn an toàn.

Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với một câu hỏi lớn: Làm thế nào để lựa chọn cổ phiếu tăng giá tiềm năng trong hàng ngàn cổ phiếu? Bạn sẽ được giới thiệu chi tiết trong một bài viết khác.

Vấn đề của đầu tư dài hạn

Một cổ phiếu tăng và giữ giá dài hạn là rất hiếm. Phổ biến, theo hai đặc điểm quan sát đã nêu, các cổ phiếu sẽ tăng, sau đó giảm. Nếu là tăng mạnh, sau đó sẽ giảm mạnh về hoặc dưới mức giá mua. Nói cách khác, vấn đề nằm ở việc nắm giữ dài hạn mà không xác định thời điểm bán. Khi đó, toàn bộ lợi nhuận sẽ bị triệt tiêu, thậm chí âm.

Hạn chế của đầu tư lướt sóng

Dù đầu tư lướt sóng cho hiệu quả cao hơn, nó có hạn chế quan trọng là không thích hợp cho vốn lớn. Nói cách khác, trước tiên, loại hình này không thích hợp cho tổ chức, chẳng hạn quỹ đầu tư. Bởi vì người ta không thể mua nhanh, bán nhanh (lướt sóng) với một lượng cổ phiếu lớn. Nếu làm như vậy, nhà đầu tư sẽ phải trả giá đắt là “mua đỉnh, bán đáy”. Lý do là lượng cổ phiếu lớn sẽ gây áp lực tăng hoặc giảm giá mạnh.

Họ có lựa chọn khác, đó là phân bổ lượng vốn lớn cho nhiều cổ phiếu. Nhưng khi đó, nhà đầu tư cũng gặp vấn đề nan giải không kém. Vì danh mục cổ phiếu lớn, họ sẽ bị “rối phèng” khi không biết nên mua hay bán cổ phiếu nào trong danh mục. Tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng ở những giai đoạn thị trường rung lắc mạnh.

Nói cách khác, lướt sóng chỉ thích hợp với lượng vốn nhỏ hay đầu tư cá nhân. Để đạt hiệu quả cao và an toàn, lượng vốn lớn nhất cũng chỉ nên ở khoảng trên dưới 10 tỷ. Đây có lẽ là lý do vì sao các tài liệu giảng dạy ít đề cập đến kỹ năng lướt sóng.

Ngoài ra, lướt sóng thích hợp hơn với nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nghĩa là họ dành đa số thời gian cho hoạt động phân tích, thực hiện mua và bán cổ phiếu. Đồng thời, chúng ta nên bỏ thói quen xấu để tập thói quen hiệu quả hơn.

Tính an toàn và hiệu quả luôn biến động

Mọi nhà đầu tư cần hiểu nguyên lý này.

Các yếu tố tác động lên giá trị cổ phiếu luôn thay đổi. Nghĩa là một cổ phiếu có thể ít tiềm năng và rủi ro lớn ở thời điểm này. Tuy nhiên, nó có thể lại an toàn và rất tiềm năng ở thời điểm khác. Điều quan trọng là chúng ta có phân tích và xác định được ảnh hưởng từ những thay đổi như vậy.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả