Lương thấp lại phập phù: Muốn tiết kiệm, làm thế nào?
Bạn có thể không biết được lương tháng này của mình là bao nhiêu nhưng hoàn toàn có thể chủ động để tiết kiệm nếu muốn.
Việc lên kế hoạch chi tiêu được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn "thành công về tài chính". Nói một cách dễ hiểu, nếu lên được kế hoạch mình sẽ tiêu những gì mỗi tháng, bạn sẽ không cuống lên nếu hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền Internet… được gửi đến nhà.
Với những người có mức lương hàng tháng cố định thì việc lên kế hoạch này có vẻ như dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn lương phập phù, mọi việc sẽ khó khăn hơn nhiều.
Tuy nhiên, có một thực tế là dù bạn không biết được thu nhập của mình sẽ là bao nhiêu nhưng bạn luôn biết được mình sẽ phải tiêu những gì?
Đây là những cách mà các chuyên gia khuyên để bạn không lo chạy trả cho hóa đơn hàng tháng, vẫn tiết kiệm được tiền dù lương rất "ba cọc ba đồng" và không ổn định.
1. Lên kế hoạch chi tiêu với ước tính thu nhập thấp nhất
Dù không thể biết được thu nhập chính xác của mình tháng sau sẽ là bao nhiêu nhưng bạn hãy đưa ra một mức gọi là thấp nhất nhằm dự phòng cho tình huống xấu.
Việc cách lập kế hoạch chi tiết với mức tiền lương ít ỏi nhất giúp bạn có thể trang trải được những chi phí sinh hoạt thiết yếu như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền internet…
Lời khuyên của các chuyên gia là đừng có "đếm cua trong lỗ", nghĩ đến mức lương cao hơn dự kiến, để rồi có nguy cơ "vỡ kế hoạch".
2. Viết ra những thứ cần phải chi trên giấy trước
Các chuyên gia tài chính nhấn mạnh nhiều lần rằng, bạn phải viết ra mọi thứ trên giấy. Nhớ là viết tay chứ không đánh máy hay dùng công cụ nào khác.
Bước này rất quan trọng. Khi viết ra những thứ cần chi tiêu trong tháng, đồng nghĩa với việc bạn đang tư duy xem những thứ ấy có thực sự cần thiết hay không.
Nếu lương thấp mà lại không ổn định, thì đứng vị trí đầu tiên sẽ phải là những khoản chi cấp bách nhất. Tức là nếu không có chúng, bạn sẽ không thể sống được. Ví dụ như tiền nhà, tiền điện, tiền nước…
Việc này cần làm ngay đầu tháng chứ không phải đến giữa tháng khi tiền đã hao hụt khá khá bạn mới làm. Lúc đó có vẻ như mọi thứ đã muộn.
3. Lập danh sách những thứ "phải có" và "muốn có"
Sau những khoản "nhất định phải chi", bạn nên lên một danh sách những thứ mình "phải có" và những thứ mình "muốn có" cùng với giá tiền của chúng. Khi lên được danh sách này bạn sẽ biết được nếu mua tất cả mình sẽ mất bao nhiều và số tiền đó có vượt quá ngân sách của mình hay không?
Danh sách "phải có" thường là thực phẩm hàng ngày, những khoản chi mang tính bắt buộc như đám cưới, đám ma … Danh sách "muốn có" thường là mặt hàng mà nếu chưa có chúng bạn vẫn sống. Vì thế chỉ động đến danh sách này nếu số tiền bạn kiếm được nhiều hơn số bạn dự đoán.
Theo các chuyên gia, bước này rất quan trọng. Nó khiến bạn chi tiêu có kế hoạch, tránh mua sắm tùy hứng theo kiểu, thích cái áo kia quá thì mua trong khi ở nhà đã có cái tương tự.
4. Có quỹ khẩn cấp hay sổ tiết kiệm
Nếu bạn không có "quỹ khẩn cấp", các chuyên gia đề nghi, thứ đầu tiên trong danh sách "phải có" là một tài khoản tiết kiệm.
Quỹ này giúp bạn sống sót qua những "tai nạn" bất ngờ có thể đến cứ lúc nào như mất việc, ốm đau, xe cộ hỏng hóc, người thân gặp vấn đề… Quỹ này chắc chắn không thể dùng để trang trải cho vé xem ca nhạc, quần áo mới hay mua điện thoại đời cao hơn.
Các chuyên gia khuyên, hãy bắt đầu quỹ khẩn cấp với mức 1.000 USD (khoảng hơn 20 triệu đồng).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận