menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Minh Đức

Luật giá - Phi thị trường hóa

Luật Giá của Việt Nam khá thú vị. Nó đưa ra một thuật ngữ gọi là "yếu tố hình thành giá". Khái niệm này được định nghĩa là giá thành (chi phí) cộng với lợi nhuận (lỗ hoặc lãi).

Nếu coi lợi nhuận là chi phí vốn chủ sở hữu, thì có thể hiểu, yếu tố hình thành giá là toàn bộ chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh, gồm chi phí nhân công, điên nước, mặt bằng, nguyên vật liệu, chi phí vốn vay, chi phí vốn chủ sở hữu, khấu hao tài sản cố định, thuế, phí, lệ phí...

Khá nhiều quy định của Luật Giá được xây dựng dựa trên nguyên tắc giá bán phải phù hợp với yếu tố hình thành giá.

Nếu chi phí đầu vào biến động thì giá bán đầu ra được phép biến động theo. Nếu chi phí đầu vào không biến động lớn, thì Luật sẽ có nhiều công cụ khác nhau để hạn chế biến động giá đầu ra. Các công cụ này lỏng chặt khác nhau tuỳ vào mặt hàng cụ thể.

Lỏng thì doanh nghiệp kê khai giá, và trong bản kê khai phải thuyết minh yếu tố hình thành giá. Chặt hơn thì cơ quan nhà nước đi kiểm tra yếu tố hình thành giá, tức là kiểm tra chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Chặt hơn nữa là Nhà nước định giá dựa trên phương pháp chi phí cộng tới, hay chính là yếu tố hình thành giá.

Mặc dù pháp luật cho phép lựa chọn phương pháp tính toán giá, và pháp luật đưa ra hai phương pháp là so sánh và chi phí, nhưng trên thực tế, người ta không bao giờ được dùng phương pháp so sánh. Lý do là vì tất cả các nhà cung cấp đều bị quản lý giá thì lây ai ra để so sánh? Thế nên, chung quy lại, chỉ có phương pháp chi phí là được dùng.

Khoan hãy nói về sự xâm phạm quyền tự do kinh doanh, chi phí làm thủ tục hành chính, hay thậm chí cả nhiều trường hợp cán bộ lợi dụng các quy định để hành doanh nghiệp. Chỉ xét riêng cái triết lý "giá bán ra phải phù hợp với yếu tồ hình thành giá" đã là một quan niệm trái quy luật thị trường.

Theo quy luật thị trường, giá được quyết định bởi cung và cầu. Yếu tố hình thành giá, hay chi phí đầu vào, chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cung, và không ảnh hưởng đến cầu. Nói cách khác, lấy yếu tố hình thành giá (chi phí đầu vào) để quyết định giá đầu ra tức là đã cắt xén hơn một nửa quy luật này.

Ví dụ 1, thị trường đang vận hành bình thường, bỗng dưng nhu cầu tăng đột biến, vì bất kỳ lý do gì, có thể là do thị hiếu thay đổi, có thể do có thêm một lượng khách du lịch lớn, hoặc bất kỳ một nguyên nhân nào. Khi cầu tăng mà cung chưa đổi, ai cũng biết là giá sẽ tăng. Nhưng trong trường hợp này, chi phí đầu vào của doanh nghiệp không đổi. Tức là theo nguyên tắc này của Luật Giá, giá không được tăng.

Ví dụ 2, thị trường đang vận hành bình thường với 3 nhà cung cấp chẳng hạn. Bỗng dưng một nhà cung cấp dừng bán hàng vì bất kỳ lý do gì, khi đó sẽ dẫn đến hụt nguồn cung. Theo quy luật kinh tế, hai doanh nghiệp còn lại sẽ tăng giá. Nhưng do chi phí đầu vào của hai doanh nghiệp này không đổi, nên Luật Giá sẽ không cho phép họ tăng giá.

Việc không cho phép tăng giá trong hai trường hợp trên vô cùng tai hại.

Nếu giá được tăng đúng theo quy luật thị trường, đó sẽ là tín hiệu để các doanh nghiệp hiện hữu tăng sản lượng trong ngắn hạn và các nhà đầu tư mới nhảy vào thị trường này trong dài hạn. Hệ quả là cung cầu sẽ sớm lập lại trạng tái cân bằng.

Nếu giá không được tăng, sẽ không tạo động lực để tăng cung. Điều này khiến cho cung và cầu sẽ mất nhiều thời gian hơn để gặp nhau. Trong thời gian đó, tổng lợi ích xã hội bị mất mát, tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.

Quan điểm của Đảng là quản lý kinh tế phải tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường. Thực tiễn kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay cho thấy, càng làm theo đúng quy luật kinh tế thị trường, kinh tế của chúng ta càng phát triển nhanh hơn.

Thế nhưng, thỉnh thoảng vẫn có những thứ đi ngược lại quan điểm, đi ngược lại quy luật, đi ngược lại xu hướng, không hiểu sao vẫn nảy sinh?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Minh Đức

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả