Luẩn quẩn tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Xét về mục tiêu nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2011 - 2020, CIEM cho biết, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư còn thấp.
Ngày 23.9, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Kinh tế nhà nước và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2020 và đề xuất phương hướng giải pháp cho giai đoạn 2021 - 2030”.
Xét về mục tiêu nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2011 - 2020, CIEM cho biết, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư còn thấp. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng giữa doanh thu và nguồn lực đầu vào (vốn, tài sản). Điều này dẫn tới để tạo ra 1 đồng doanh thu, DNNN phải sử dụng nhiều vốn hơn DN khác. Chỉ số quay vòng vốn (hiệu quả sử dụng vốn) của DNNN đang đứng thấp nhất trong 3 loại hình DN theo sở hữu. Giai đoạn 2015 - 2017, chỉ số quay vòng vốn của DNNN lần lượt là 0,47; 0,38 và 0,34 - thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước, lần lượt là 0,66; 0,67 và 0,67.
PGS-TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nhìn nhận hơn 10 năm tái cơ cấu, DNNN không thay đổi được căn bản. Cách đây 5 năm, ông đã đề nghị Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia rằng VN sai lầm vì để tiến trình cổ phần hóa (CPH) lâu quá. Đáng nói, khái niệm CPH không liên quan đến kinh tế học, không hề có trong kinh tế thị trường, nó là khái niệm của VN. “Khái niệm CPH mong manh đến mức DN chỉ bán 1% cổ phần, cũng được coi là CPH xong. Khái niệm CPH chẳng liên quan đến chuyển đổi nguồn lực, thay đổi cấu trúc sở hữu DN và quản trị cả. Đó là động tác giả. Cho nên, tại sao chúng ta CPH nhanh nhưng chuyển đổi sở hữu chỉ 5 - 7%”, ông Thiên nói.
Vẫn theo chuyên gia này, một DN hậu CPH có kết quả tốt lên, được khen nhưng không đánh giá được vấn đề CPH đúng trọng tâm vì không đánh giá theo các tiêu chí.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận