24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
SAIGON FUTURES Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lúa mì giảm mạnh trước diễn biến nới lỏng xuất khẩu

Thị trường ngày 20/05 đã có phiên giảm mạnh cho nhóm nông sản nói chung

Diễn biến thị trường ngày 20/05/2022

Lúa mì giảm mạnh trước diễn biến nới lỏng xuất khẩu

Lúa mì nhìn chung đã giảm điểm mạnh ở các phiên cuối tuần trước, trước tác động của việc Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu đột ngột. Tuy nhiên, rủi ro nguồn cung trên thị trường lúa mì toàn cầu vẫn chưa được giải quyết. Đối với đậu tương, giá tăng mạnh trong phiên trước nhờ vào tốc độ xuất khẩu chậm lại ở Brazil so với cùng kỳ, trong bối cảnh Thượng Hải mở cửa trở lại và nhu cầu tăng cao. Trong khi đó, giá dầu thô và đường có sự hồi phục nhẹ trong phiên trước, sau các phiên giảm mạnh đầu tuần.

Lúa mì giảm mạnh trước diễn biến nới lỏng xuất khẩu

Tin tức chung

1. Thượng Hải vừa qua đã báo cáo sự sụt giảm về tăng trưởng kinh tế, gây e ngại cho các chủ thể doanh nghiệp nước ngoài khi các nhà máy của họ đã bị phong toả. Sản lượng của các ngành công nghiệp ở Thượng Hải, tập trung ở đồng bằng sông Dương Tử, đã giảm đi 61.5% trong tháng 4 so với tháng trước đó, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2011.

2. Tuy nhiên, điều tích cực là Thượng Hải đã dần dần mở cửa trở lại các cửa hàng tiện lợi và chợ đầu mối và cho phép nhiều người hơn ra khỏi nhà của họ, với sự lây nhiễm trong cộng đồng phần lớn đã được kiểm soát. Thượng Hải báo cáo dưới 700 ca nhiễm hàng ngày vào Chủ nhật, không có trường hợp nào nằm ngoài khu vực cách ly. Thủ đô Bắc Kinh báo cáo 61 ca nhiễm, giảm từ con số 70 của ngày hôm trước

3. Lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu lao động và lãi suất tăng khiến triển vọng của các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ trở nên u ám. 57% chủ doanh nghiệp nhỏ dự kiến điều kiện kinh tế ở Mỹ sẽ xấu đi trong năm tới, tăng từ 42% vào tháng 4 và bằng mức thấp nhất mọi thời đại được ghi nhận vào tháng 4 năm 2020, theo một cuộc khảo sát với hơn 600 doanh nghiệp nhỏ thực hiện bởi The Wall Street Journal.

Lịch sự kiện

Lúa mì giảm mạnh trước diễn biến nới lỏng xuất khẩu

Nhóm năng lượng

Lúa mì giảm mạnh trước diễn biến nới lỏng xuất khẩu

Nga đã ngừng xuất khẩu khí đốt sang Phần Lan hôm thứ Bảy, một động thái mang tính biểu tượng cao diễn ra chỉ vài ngày sau khi quốc gia Bắc Âu tuyên bố muốn gia nhập NATO và đánh dấu sự kết thúc gần 50 năm nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Phần Lan từ Nga.

Thông báo này được đưa ra sau quyết định của Moscow về việc cắt xuất khẩu điện sang Phần Lan vào đầu tháng này và quyết định trước đó của công ty dầu khí nhà nước Phần Lan Neste về việc thay thế nhập khẩu dầu thô của Nga bằng dầu thô từ nơi khác.

Trong khi đó, nắng nóng kỷ lục của mùa hè bắc bắn cầu đang tiếp cận các nước nhập khẩu khí đốt lớn trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, và Mỹ, đẩy cao nguy cơ mất điện trên diện rộng xảy ra thường xuyên hơn. Điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá khí đốt.

Theo ước tính của Vortexa Analytics, nhập khẩu dầu từ Nga qua đường biển của Trung Quốc sẽ tăng gần kỷ lục 1.1 triệu thùng/ngày (bpd) vào tháng 5, tăng từ 750,000 thùng/ngày trong quý đầu tiên và 800,000 thùng/ngày so với năm 2021. Riêng Trung Quốc nhận khoảng 800.000 thùng/ngày dầu của Nga thông qua các đường ống theo các thỏa thuận của chính phủ. Điều đó sẽ đưa nhập khẩu tháng 5 lên gần 2 triệu thùng/ngày, chiếm 15% tổng nhu cầu của Trung Quốc. Điều này có thể tác động tích cực đến giá dầu thô.

Đánh giá: Tiêu cực

Đậu tương

Lúa mì giảm mạnh trước diễn biến nới lỏng xuất khẩu

Hiệp hội các ngành công nghiệp dầu thực vật Brazil (Abiove) đã giảm dự báo sản lượng đậu tương ở Brazil một lần nữa xuống 125.3 triệu tấn, thấp hơn 7.7% hay 10.5 triệu tấn so với dự báo trước đó và thấp hơn 9.7% so với năm 2020/21 khi nước này thu hoạch 138.8 triệu tấn.

Dự báo xuất khẩu đậu tương của Brazil cũng giảm xuống còn 77.7 triệu tấn, ít hơn 10.6% so với dự báo trước đó là 86.9 triệu tấn và thấp hơn 9.7% so với 86.1 triệu tấn của năm ngoái.

Dự báo về việc nghiền đậu tương vẫn không thay đổi ở mức 48 triệu tấn, tăng 0.4% so với 47.8 triệu tấn của năm ngoái. Vào tháng 1 năm 2022, tổng sản lượng đậu tương được nghiền là 2.6 triệu tấn, chiếm 83.5% tổng sản lượng nghiền toàn quốc.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), số lượng dự án hiện đang trong giai đoạn đầu tư và xây dựng cho thấy năng lực sản xuất diesel sinh học của Hoa Kỳ có thể đạt hơn 5 tỷ gallon mỗi năm vào năm 2024. Một số công ty đã công bố một số dự án với công suất nghiền đậu tương tổng cộng hơn 250 triệu giạ/năm sẽ đi vào sản xuất vào năm 2024. Mức này cao hơn 11% so với dự báo hiện tại của USDA là 2.2 tỷ giạ/năm cho sản lượng nghiền đậu tương của Mỹ năm 2021/22. Yếu tố này sẽ tác động tích cực lên giá đậu tương trong những năm tới và cũng thể hiện sự lạc quan của thị trường về nhu cầu năng lượng dầu sinh học

Đánh giá: Tích cực

Ngô

Lúa mì giảm mạnh trước diễn biến nới lỏng xuất khẩu

Tính đến 15/5, thu hoạch ngô của bang Rio Grande do Sul tăng từ 86% lên 89% so với tuần trước. So với năm trước và mức trung bình 5 năm, tiến độ thu hoạch lần lượt là 88% và 87%. Vụ thu hoạch ngô đợt này có tiến triển so với những vùng khác, tuy nhiên độ ẩm trong ngũ cốc và các đợt sương khiến các nhà sản xuất trở nên lo lắng vì ngô vẫn đang giai đoạn ủ hạt. Emater dự kiến ngô vụ 2021/2022 của bang này đạt 2.7 triệu tấn, thấp hơn so với năm trước là 4.3 triệu tấn. Điều này có thể sẽ tác động tích cực đến giá ngô trong thời gian tới.

Theo sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires (BAGE), tiến độ thu hoạch ngô tại Argentina đã tăng 1.6 điểm phần trăm so với tuần trước lên 27.4%. Do các nhà sản xuất vẫn ưu tiên việc thu hoạch đậu tương, tiến độ thu hoạch ngô có phần chậm lại trong tuần vừa rồi.

Đồng thời, tình trạng hạn hán gia tăng trong tuần qua ở Nam Dakota, thuộc vành đai ngô của Mỹ. 16 quận ở trung tâm và 12 quận ở góc đông nam báo cáo tình trạng khắc nghiệt, chiếm 23% diện tích Nam Dakota. Nhìn chung, 73% diện tích đang phải chịu điều kiện khô bất thường hoặc tệ hơn.

Hiệp hội các nhà sản xuất đậu tương và ngô của Mato Grosso (Aprosoja-MT), Brazil đã hạ ước tính sản lượng ngô safrinha niên vụ 2021/22 của bang này 4 triệu tấn xuống còn 36 triệu. Nguyên nhân do thời tiết chuyển sang khô hơn bắt đầu từ tháng Ba với một số khu vực không nhận được mưa trong liên tục 50 ngày. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là miền tây và miền nam Mato Grosso.

Đánh giá: Tích cực

Lúa mì

Lúa mì giảm mạnh trước diễn biến nới lỏng xuất khẩu

Ấn Độ đang cân nhắc nới lỏng cho một số chuyến hàng đang mắc kẹt ở cảng. Lệnh cấm xuất khẩu vô cùng đột ngột vào thứ ba vừa qua đã khiến 1.8 triệu tấn lúa mì đang mắc kẹt ở các cảng lớn nhỏ. Điều này còn khiến việc buôn bán sỉ lẻ mặt hàng ở các chợ ngũ cốc bị chững lại, từ đó làm giá lúa mì giảm đi 4% tại quốc gia này. Chính phủ đang xác minh vấn đề và sẽ tìm ra những thương nhân chịu thiệt trong chính sách này. Điều này có thể sẽ giúp hạ nhiệt giá lúa mì trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc giải quyết riêng lẻ từng phần sẽ không giải quyết được rủi ro về thanh toán trong một số ngày tới, các thương nhân ở New Delhi cho hay.

Năm 2021, Ukraine thu hoạch 107 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu. Cho đến khi chiến tranh bắt đầu, quốc gia này đã xuất khẩu được 43 triệu tấn trong số 70 triệu tấn dự kiến. Điều này có nghĩa là 27 triệu tấn ngũ cốc được lên kế hoạch xuất khẩu bị mắc kẹt ở Ukraine. Thị trường tin rằng có tới 4 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu đang ở trong các bến cảng và trên các con tàu bị mắc cạn ở cảng.

Tổng thống Argentina, Alberto Fernandez, đã yêu cầu đảng đối lập của nước này trong Quốc hội ủng hộ nỗ lực tăng thuế xuất khẩu nhằm giảm lạm phát trong nước. Các nguồn tin cho rằng tăng thuế xuất khẩu có thể nhắm mục tiêu vào ngô và lúa mì.

Đánh giá: Tiêu cực

Dầu thực vật

Bộ Hàng hoá vừa cho biết, Malaysia vẫn đang xem xét có hay không trong việc giảm thuế xuất khẩu dầu cọ thô, sau biến động của thị trường trước hành động dỡ bỏ lệnh xuất khẩu dầu cọ thô. Bộ trưởng Zuraida Kamaruddin nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước, Bộ Hàng hoá đã đề xuất giảm thuế xuống 4-6% từ mức 8%. Bộ còn cho rằng việc cắt giảm tạm thời vẫn đang được thảo luận, tuy nhiên, các nhà xuất khẩu dầu cọ thô ở Malaysia sẽ có khả năng được hưởng lợi trong giai đoạn ngắn hạn này, vì nhu cầu mua trên thế giới sẽ tìm đến quốc gia này.

Đối với Indonesia, mặc dù đã ra thông báo sẽ tái xuất khẩu dầu cọ thô vào ngày 23/05, quốc gia này vẫn đề cập đến một vài điều khoản dành cho mặt hàng này. Airlangga Hartarto, Bộ trưởng Bộ Điều phối các Vấn đề Kinh tế, đã phát biểu trong một cuộc họp ngắn, rằng Indonesia sẽ thực hiện chính sách “Nghĩa vụ thị trường nội địa (DMO),” tức là 10 triệu tấn dầu cọ thô sẽ được đảm bảo không bị xuất khẩu.

Đánh giá: Tiêu cực

----------------

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

SAIGON FUTURES Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả