Lừa đảo hay tranh chấp đất đai?
Với xu thế nóng lên của các giao dịch chuyển nhượng đất đai. Việc cấp nhầm sổ đỏ, một mảnh đất chuyển cho nhiều chủ, thậm chí làm giả giấy tờ, hay cố tình bán đất không phải của mình diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên rằng, chúng ta cần phân biệt rõ tranh chấp đất đai và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Tranh chấp đất đai thường là các tranh chấp về công nhận/bác bỏ các quyền về đất đai, chia thừa kế, khiếu nại hành chính, tranh chấp về các giao dịch đất đai.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp khi các đương sự gửi đơn ra công an thường nhận được trả lời là dân sự, với lý do đây là tranh chấp đất đai, hoặc tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng đất, tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán. Nếu khởi kiện ra Tòa án thì việc thu hồi lại tiền chuyện nhượng gần như là bất khả thi, thường thì kẻ lừa đảo đã tẩu tán hết tài sản rồi. Đôi khi bị nhầm lẫn giữa tố cáo theo luật tố cáo (con đường thanh tra, kiểm tra) với trình báo tố giác tội phạm theo Luật hình sự.
Vì thế, trường hợp này bị hại nên làm đơn ghi rõ "trình báo tố giác tội phạm" và phần đề nghị ghi rõ là đề nghị khởi tố vụ án và xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, nhiều lúc trong quá trình giải quyết cơ quan điều tra hay hỏi là yêu cầu là gì? Bị hại trả lời là "đòi tiền", sau đó các bên cam kết trả tiền cho nhau bằng văn bản. Đây cũng chính là căn cứ mà nhiều khi cơ quan công an kết luận là "dân sự".
Mặc dù về lý luận, hành vi phạm tội được hoàn thành từ khi các bị hại chuyển giao tiền cho người lừa đảo. Việc trả tiền chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Vì thế, nếu rơi vào tình huống này cứ đề nghị khởi tố, còn nếu bên kia trả tiền thì kêu là "khắc phục hậu quả" và giữ vững lập trường này. Như thế việc đảm bảo các dấu hiệu hình sự sẽ chắc chắn hơn.
Vì thế việc nhầm lẫn (cố tình, vô ý) về tranh chấp đất đai và Lừa đảo trong lĩnh vực Đất đai là khá phổ biến.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận