Lừa đảo FinTech: Khi lòng tham lấn át lý trí
Mấy ngày gần đây, vụ việc “Emas FinTech” sập khiến hàng ngàn người đang có nguy cơ mất trắng hàng trăm triệu đồng tới mấy tỉ đồng.
Theo thông tin từ truyền thông, vì ham lãi suất cao, hàng ngàn người đã bỏ tiền tham gia vào dự án Emas FinTech. Tuy nhiên dự án này đã không còn hoạt động, và những người đứng đầu dự án đã biến mất. Trang web của dự án cũng đã đóng.
Điều đau lòng là có những người đi vay nặng lãi hơn nửa tỉ đồng để đầu tư vào dự án này, vì được hứa hẹn lãi suất cao. Theo VTV, họ được cam kết trả lãi “khủng”, tương đương 360%/năm, “đầu tư là chắc thắng”.
Emas FinTech hoạt động với lời hứa hẹn là sử dụng công nghệ để giao dịch “coin”, mà nhờ công nghệ thì cứ đầu tư là chắc thắng, thế nên có thể trả lãi hàng tháng mấy chục phần trăm.
Trên Facebook, tôi vẫn có thể tìm được một đồ thị giao dịch do Emas FinTech tự vẽ, rất “hoành tráng” với tổng lợi nhuận tháng nào cũng 20-30% suốt từ tháng 10-2019 đến tháng 4-2020. Với mức lợi nhuận này thì những nhà quản lý tài sản xuất sắc như Warren Buffett, Bill Ackman, thậm chí “thần tài” mới nổi nhờ đầu tư vào những công nghệ “không rủi ro, không chơi” như Cathie Wood cũng phải chào thua.
Tôi vẫn có thể tìm được một đồ thị giao dịch rất “hoành tráng” với tổng lợi nhuận tháng nào cũng 20-30% suốt từ tháng 10-2019 đến tháng 4-2020.
Với mức lợi nhuận này thì những nhà quản lý tài sản xuất sắc như Warren Buffett, Bill Ackman, thậm chí “thần tài” mới nổi nhờ đầu tư vào những công nghệ “không rủi ro, không chơi” như Cathie Wood cũng phải chào thua...
Với dân đầu tư chuyên nghiệp, những dự án như vậy hội đủ những yếu tố lừa đảo vì nó quá tốt để có thể thành sự thật.
Với dân đầu tư chuyên nghiệp, những dự án như vậy hội đủ những yếu tố lừa đảo vì nó quá tốt để có thể thành sự thật: lãi suất cao và chắc chắn thắng. Đầu tư là một hoạt động có rủi ro nên không có cái gì là chắc chắn thắng. Đằng này, không những chắc thắng mà còn thắng đậm.
Logic đơn giản như thế nhưng vì sao người ta vẫn dính bẫy?
Vì lòng tham. Nhiều người dễ dàng chỉ ra như vậy. Và đó là sự thật. Mong muốn làm giàu nhanh mà không cần phải lao động vất vả là một hiện tượng phổ biến mà dựa vào đó dần dần người ta cũng dễ dàng đoán được những loại tiền số mới nào sẽ nổi lên ở Việt Nam.
Nhưng có lẽ đó chỉ là một phần lý do. Phần còn lại là sự hấp dẫn của những thứ mới lạ, của những hình tượng người thành đạt tham gia vào mạng lưới hay giúp quảng cáo cho nó.
Hiện tại còn có nhiều mô hình “đầu tư coin” có phong cách tương tự Emas FinTech và còn sử dụng cả người nổi tiếng để quảng bá hình ảnh tại các sự kiện. Người ta thích khoe bản thân được gắn liền với những thứ thời thượng, được quảng bá bởi người nổi tiếng, nên cũng dễ sập bẫy.
Một người bạn của tôi còn lý giải rằng mô hình này cũng đánh trúng tâm lý “thử cho biết” ban đầu. Lúc đầu những người tham gia bỏ một ít tiền vào đó, thấy được trả tiền lời rất cao trong 1-2 tháng thì đi gom góp hết tiền của đổ vào đầu tư, hy vọng làm giàu nhanh. Mô hình lừa đảo đa cấp lấy tiền người vào sau trả cho người vào trước như vậy không còn mới, nhưng vẫn hiệu quả. Mô hình cũ, bao bì mới mà lại hiệu quả một cách kỳ lạ.
Ở một khía cạnh khác, những mô hình này sử dụng những thông tin hư hư thực thực từ những vụ việc đầu tư thành công của những triệu phú bitcoin trên thế giới khiến người ta tin rằng nó là có thật. Đó là vì truyền thông thường đăng tải các thông tin những người làm giàu từ bitcoin, chứ ít đăng tin người phá sản vì nó (những người vay margin để mua bitcoin ở giá hơn 10.000 đô la và sau đó giá rớt về dưới 3.000 đô la/bitcoin trước khi tăng trở lại).
Những người phá sản vì bitcoin cũng không ít. Họ không may mắn để đợi được đến dịch Covid-19 và đến khi các công ty lớn như Tesla mua bitcoin. Và họ cũng không được truyền thông để ý. Nói chung, khi cái gì thời thượng, bắt đầu tăng nhanh kiểu bong bóng, thì ở đó sẽ có những trường hợp lừa đảo “ăn theo”. Khi bất động sản sốt nóng sẽ có lừa đảo bất động sản. FinTech nóng thì sẽ có lừa đảo FinTech.
Chung quy thì vẫn quy về mấy cái tham, sân, si của con người, mà trong đó lòng tham đóng vai trò quan trọng nhất, vì nó là động lực dẫn đến những chuyện so bì với người khác, muốn chơi thử cho biết, muốn làm giàu nhanh. Và khi lòng tham lấn át lý trí thì người ta còn đi vay nợ nặng lãi để mà đầu tư vào những thứ như vậy.
Cuối cùng, một điều cũng đáng chú ý, là thường nhiều người bị lừa có liên quan tới nhau. Bởi vì đôi khi cái tính tỵ nạnh, sân si cũng có vai trò ở đây. Khi ông hàng xóm đầu tư cái gì thì mình cũng muốn đầu tư cái đó. Trong tài chính hành vi, người ta gọi đây là tác động của người ngang hàng (peer effect).
Tâm lý kiểu ông kia mặc gì tôi phải được mặc giống vậy, người ta có cái xe thì mình phải có cái xe, mình không muốn thua kém gia đình hàng xóm là rất phổ biến, không phải chỉ ở Việt Nam mà ở nước ngoài cũng vậy.
Tâm lý “bắt kịp” cộng với việc chia sẻ thông tin trong cộng đồng (phương Tây gọi là social learning, mà đôi khi tôi hay đùa với bạn bè là “khoe giàu”) là một phần của xu thế bầy đàn dẫn đến chuyện dễ bị lừa gạt. Bạn tôi kể có nhiều vụ lừa gạt liên quan tới cả xóm, cả làng, nhiều khi là do như vậy.
Nhiều lý do như vậy, nhưng chung quy thì vẫn quy về mấy cái tham, sân, si của con người, mà trong đó lòng tham đóng vai trò quan trọng nhất, vì nó là động lực dẫn đến những chuyện so bì với người khác, muốn chơi thử cho biết, muốn làm giàu nhanh. Và khi lòng tham lấn át lý trí thì người ta còn đi vay nợ nặng lãi để mà đầu tư vào những thứ như vậy.
Vì vậy, đôi khi câu nói “tham lam khi người khác sợ hãi” không phải lúc nào cũng đúng. Tham lam nhưng phải biết tính toán, có lý trí và quan trọng hơn, là có phương án phòng ngừa rủi ro thì mới thật sự là phù hợp. Rất tiếc, không phải ai cũng tìm hiểu những câu nói đó một cách thấu đáo, mà chỉ hô hào nó như một khẩu hiệu suông.
Khi tham lam đi chung với một đám đông bị dẫn dắt bởi hiệu ứng bầy đàn, đang “lên đồng”, thì không có cái gì có thể ngăn cản, dù có bao nhiêu cảnh báo đi nữa.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận