menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Mỹ Hà

Lựa chọn chiến lược cuối cùng cho căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang chuyển sang thử nghiệm các công cụ, vũ khí thương mại với chiêu đánh thuế, đàm phán, tuyến bố, trả đũa, phản đòn...

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng mang tính chất chiến lược. Các bên sẽ sử dụng triệt để các công cụ và mọi cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình trên cơ sở sự chấp thuận của bên kia. Đây không phải là một quá trình dễ dàng. Sau khi đạt đến đỉnh điểm của sự căng thẳng, các bên sẽ lựa chọn công cụ cuối cùng để tạo nền tảng cho quan hệ mới.

Nhưng cú "ra đòn" của Mỹ được Trung Quốc hóa giải

Sau Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC tại Đà Nẵng (Việt Nam, 11/2017) đặc biệt kể từ tháng 3/2018, Mỹ ra đòn thương mại liên tiếp bắt đầu từ việc đánh thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% và diện chịu thuế tăng lên từ 100 tỷ USD lên 300 tỷ USD hoặc rộng hơn để thực hiện mục tiêu đạt được thương mại công bằng và cân bằng.

Trung Quốc chưa phải là nền kinh tế thị trường cho nên hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ có thể thường xuyên bị cáo buộc là bán phá giá, nhận trợ cấp hay các hình thức hỗ trợ thiếu công bằng khác nên dễ bị áp dụng thuế nhập khẩu. Vị thế Trung Quốc chưa được đặt ngang bằng vị thế thương mại với Mỹ ớ khía cạnh đặc biệt quan trọng này.

Lựa chọn chiến lược cuối cùng cho căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Nhưng cú "ra đòn" của Mỹ được Trung Quốc hóa giải nhưng chưa thu hẹp được sự khác biệt. (Ảnh minh họa)

Mỹ dồn dập tuyên bố, đe dọa và sử dụng từng bước thuế nhập khẩu của một nước lớn để điều chỉnh thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc. Mỹ còn sử dụng thuế chống lẩn tránh thuế để điều chỉnh hàng Trung Quốc sử dụng xuất xứ nước khác xuất khẩu vào Mỹ. Công cụ này có tác dụng tức thời, song chỉ áp dụng được trong một khoảng thời gian. Đồng thời, Mỹ còn kiện Trung Quốc ra Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung qua nhiều vòng gay go kể từ năm 2018 song gần như bế tắc do sự khác biệt quá lớn về quan điểm của các bên. Mỹ cáo buộc Trung Quốc hạn chế tiếp cận thị trường, xâm phạm quyền sở hữu tài sản trí tuệ như ép công ty Mỹ chuyển giao công nghệ sau 5 năm cho Trung Quốc để được cấp phép đầu tư vào Trung Quốc.

Những đề xuất của Trung Quốc bị Mỹ bác bỏ

Trung Quốc xuất bản Sách Trắng về chính sách thương mại như là cách thức minh bạch hóa chính sách thương mại với Mỹ và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc hưa sẽ nhập khẩu 12 triệu tấn đậu nành của Mỹ trong vòng 5 năm.

Trung Quốc tiếp tục công bố Sách Trắng về đàm phán thương mại Mỹ- Trung để vừa thể hiện thiện chí vừa chỉ trích Mỹ gây sức ép lớn đối với Trung Quốc trong đàm phán.

Tuy nhiên các nhượng bộ thông qua lời hứa của Trung Quốc chưa được thực hiện cụ thể mà điều này đã được chứng minh Trung Quốc đưa ra lời hứa khi đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới sau đó thực hiện không nghiêm tức thậm chí bị phớt lờ.

Chính vì thế các đề xuất của Trung Quốc chưa được chuyển hóa thành kết quả thực tế cho nên các đề xuất của Trung Quốc chỉ là cách thức trì hoãn các biện pháp Mỹ áp dụng hay là cách thức tránh đòn thuế của Mỹ. Điều này càng dẫn đến sự bế tắc kéo dài của các cuộc đàm phán song phương. Mỹ cần Trung Quốc hành động thực tế còn Trung Quốc lại chủ yếu đưa ra Sách Trắng, lời hứa và hầu như chưa có hành động thực tế thuyết phục nào.

Lựa chọn chiến lược cuối cùng cho căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Những đề xuất của Trung Quốc bị Mỹ bác bỏ vì chúng bị coi chỉ là cách thức trì hoãn. (Ảnh minh họa)

Quyền lực các bên tiến dần tới điểm cân bằng

Mỹ tuyên bố đánh thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc và Trung Quốc tuyên bố đánh thuế vào 60 tỷ USD là hàng nhập khẩu của Mỹ vào Trung Quốc. Thực tế cho thấy vị thế thương mại của Trung Quốc chưa ngang bằng với Mỹ nhưng với cách ứng xử của Mỹ với việc sử dụng nhiều loại công cụ để buộc Trung Quốc phải hành động theo kỳ vọng của Mỹ cho thấy Trung Quốc đang được đối xử ngang hàng với Mỹ về thương mại. Cách làm của Mỹ đang nâng dần vị thế của Trung Quốc nghĩa là “Mỹ nói Trung Quốc không nghe và Mỹ đe Trung Quốc không sợ!”.

Bên cạnh đó, có thể thấy quy mô Tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế Trung Quốc năm 2018 đạt tới khoảng 14.000 tỷ USD còn của Mỹ khoảng 18.000 tỷ USD tính theo giá hiện hành song tính theo ngang giá sức mua, GDP của Trung Quốc đã đạt tới 23.000 tỷ USD - lớn nhất thế giới.

Có thể thấy về mức độ đổi mới sáng tạo, trước năm 2017, Mỹ là quốc gia có nhiêu bằng sáng chế nhất thế giới do Tổ chức sử hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cấp song từ năm 2017, Trung Quốc đã có trên 1 triệu bằng còn Mỹ chỉ có chưa đến 600.000 bằng này.

Kết cục đang đến gần?

Các bên đồng thuận cùng ngồi vào bàn đàn phán nhiều lần. Đó là sự đồng thuận đầu tiên và quan trọng nhất thể hiện sự hợp tác. Đồng thời, các bên cũng đã không ngần ngại đưa ra các loại công cụ, từ mềm mỏng đến cứng rắn, để đòi lại sự công bằng hoặc để cáo buộc lẫn nhau theo những nguyên tắc thương mại tương hỗ.

Căng thẳng thương mại đang chuyển dần sang cuộc thử nghiệm các loại công cụ và vũ khí thương mại với chiêu đánh thuế, đàm phán, tuyến bố, trả đũa, phản đòn… Điều này cho thấy tư duy thương mại của các bên trong điều kiện mới đang tương đồng nhau.

Các bên đều nhận thức rõ hơn các lợi ích và thiệt hại do căng thẳng thương mại xảy ra mà thiệt hại thuộc về hai nước, còn các nước bên ngoài có thể hưởng lợi không nhỏ. Một phương án hoà hoãn cục bộ và thỏa thuận đang đến rất gần đang được thôi thúc bởi áp lực cuộc bầu cử Tống thống Mỹ năm 2020. Nếu kéo dài sự bất đồng và căng thẳng sẽ khó tạo lợi thế cho tổng thống Mỹ "rảnh tay" chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ 2.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại