Lợi nhuận Vn-Index trong quý 4 sẽ như thế nào?
WiGroup - đơn vị cung cấp dữ liệu tài chính vừa công bố báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh thị trường quý III/2022 với những nhận định đáng chú ý về Vn-Index trong quý 4/2022.
HĐKD CHÍNH CỦA NHÓM PHI TÀI CHÍNH DỰ KIẾN TIẾP TỤC KHÓ KHĂN TRONG QUÝ 4
Đối với nhóm phi tài chính trên HSX, chúng tôi sử dụng phương pháp phân rã lợi nhuận trước thuế để ước tính lợi nhuận của nhóm này.
Lợi nhuận liên doanh liên kết và lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng không lớn và biến động không nhiều, do đó chúng tôi sử dụng phương pháp trung bình giản đơn 3 quý đầu năm để tính ra con số quý 4.
Đối với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính, đây là thành phần chiếm trọng số lớn nhất trong cơ cấu lợi nhuận trước thuế và xu hướng giảm dần qua các quý. Chúng tôi nhận thấy môi trường sản xuất kinh doanh của nhóm phi tài chính chưa có nhiều thay đổi so với quý trước đó và thậm chí có phần khó khăn hơn. Do vậy chúng tôi cho rằng xu hướng giảm nhẹ của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính nhóm phi tài chính trên HSX vẫn sẽ tiếp tục.
LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG THANH LÝ KHOẢN ĐẦU TƯ ĐANG LÀ CỨU CÁNH CHO NHIỀU DN
Mấu chốt trong việc dự phóng lợi nhuận của nhóm phi tài chính chính là việc dự phóng lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Biểu đồ phân rã lợi nhuận từ hoạt động tài chính của nhóm phi chính cho thấy phần lớn lợi nhuận đến từ hoạt động thanh lý khoản đầu tư. Ngược lại chi phí tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất của các doanh nghiệp là chi phí lãi vay.
Lãi từ hoạt động cổ tức biến động không nhiều qua các quý và chiếm tỷ trọng nhỏ. Lãi từ hoạt động tài chính khác tương đối không ổn định nhưng cũng chiếm tỷ thấp. Do vậy chúng tôi giả định lợi nhuận từ hai hoạt động này bằng mức trung bình 3 quý đầu năm.
Đối với hoạt động thanh lý đầu tư, chúng tôi nhận cũng nhận thấy đây là hoạt động tương đối thiếu ổn định nhưng lại có tình mùa vụ. Cụ thể, quý 4 hàng năm thường là quý có lợi nhuận từ hoạt động thanh lý đầu tư cao nhất năm. Do vậy chúng tôi giả định lợi nhuận từ hoạt động này có thể đạt khoảng 22.000 tỷ trong quý 4 trong trường hợp tích cực.
CHI PHÍ LÃI VAY DỰ KIẾN BẮT ĐẦU TĂNG MẠNH TỪ QUÝ 4 DO ÁP LỰC LÃI VAY
Tính đến cuối quý 3, nhóm doanh nghiệp phi tài chính đang vay nợ tổng cộng hơn 1.021.604 tỷ tổng nợ vay và nợ thuê tài chính. Các doanh nghiệp cũng đồng thời đang sở hữu 470.803 tỷ tiền trong két và tiền gửi ngân hàng.
Tuy lãi suất cho vay bắt đầu tăng từ quý 3 song mức lãi vay phải trả của các doanh nghiệp lại chưa tăng đáng kể trong quý do có độ trễ kỳ hạn của các khoản vay doanh nghiệp. Cụ thể, có phân nữa khoản vay các doanh nghiệp là kỳ hạn dài hạn nên sẽ chưa chịu nhiều ảnh hưởng bởi đà tăng lãi suất.
Tính đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã tăng khoảng 2% so với thời điểm nửa đầu năm. Chúng tôi cho rằng điều này có thể khiến mức lãi vay phải trả của nhóm doanh nghiệp phi tài chính tăng khoảng 0,5 điểm % so với quý 3 và đạt mức 6,3%. Tức các doanh nghiệp phải chi trả thêm khoảng 2.754 tỷ cho tiền nợ vay ròng từ các khoản vay của mình so với quý 3.
ĐÀ TĂNG TỶ GIÁ GÂY ÁP LỰC RẤT LỚN ĐẾN NHÓM DOANH NGHIỆP VAY NGOẠI TỆ
Đà tăng mạnh của tỷ giá gây ra những khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lớn cho các doanh nghiệp phi tài chính vay nợ bằng ngoại tệ hoặc các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu nhiều từ nước ngoài.
Tính đến ngày 5/11, VNĐ đã mất khoảng 3,6% giá trị so với đồng USD so với cuối quý 3. Dựa trên dữ liệu của quý 2 và quý 3 và giả định tỷ giá sẽ đi ngang đến cuối năm, chúng tôi ước tính trong quý 4 các doanh nghiệp có thể ghi nhận khoản lỗ khoảng 9.157 tỷ liên quan đến chênh lệch tỷ giá.
Đối với sự ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy có mối tương quan rõ nét giữa biến động VNIndex với chi phí dự phòng đầu tư tài chính của nhóm doanh nghiệp phi tài chính. Tính đến ngày 5/11, nhóm phi tài chính giảm 11,9% so với cuối quý 3, chúng tôi cho rằng nếu diễn VN-Index đóng cửa ở mức hiện tại vào cuối năm, nhóm phi tài chính phải trích lập khoảng dự phòng tài chính khoảng 700 tỷ.
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ NHÓM PHI TÀI CHÍNH ƯỚC TÍNH GIẢM 26,2% TRONG QUÝ 4
Tổng kết lại chúng tôi ước tính lợi nhuận tài trong quý 4 2022 của nhóm phi tài chính đạt khoảng 3.024 tỷ, thấp hơn đáng kể mức 7.761 tỷ cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ việc gia tăng (1) lỗ chêch lệch tỷ giá, (2) chi phí lãi vay gia tăng dưới áp lực tăng lãi suất và (3) dự phòng giảm giá đầu tư tăng khi thị trường chứng khoán không thuận lợi.
Lợi nhuận trước thuế nhóm phi tài chính trong quý 4 đạt khoảng 49.051 tỷ, giảm mạnh 23,2% so với cùng kỳ do (1) hoạt động kinh doanh chính tiếp tục khó khăn và (2) lợi nhuận từ hoạt động tài chính sụt giảm.
NHÓM TÀI CHÍNH LÀ ĐỘNG LỰC GIÚP LỢI NHUẬN THỊ TRƯỜNG KHÔNG GIẢM SÂU
Chúng tôi ước tính nhóm Ngân hàng đạt khoảng 41.111 tỷ LNST CTM trong quý 4, giảm 12,4% so với quý trước khi NIM bắt đầu phản ánh áp lực tăng lãi suất huy động và chi phí trích lập dự phòng gia tăng. Mặc dù vậy con số này vẫn đạt mức tăng trưởng 17,5% YoY nhờ cơ sở cùng kỳ thấp.
LNST CTM nhóm Chứng khoán đạt khoảng 800 tỷ trong quý 4, giảm mạnh 78,7% YoY trên giả định thị trường sẽ đi ngang từ nay đến cuối năm. Sự sụt giảm lợi nhuận của ngành do (1) ảnh hưởng bởi đà lao dốc của VN-Index và (2) sự yếu đi của thanh khoản giao dịch và (3) chi phí lãi vay gia tăng.
Chúng tôi ước tính LNST CTM nhóm Bảo hiểm đạt 650 tỷ, tăng 9,5% so với quý trước nhờ hưởng lợi từ môi trường lãi suất cao hơn. Điểm trừ là thị trường chứng khoán chưa thuận lợi sẽ làm chậm lại đà phục hồi lợi nhuận của ngành. So với cùng kỳ, LNST CTM nhóm Bảo hiểm giảm 24,9%.
LỢI NHUẬN SAU THUẾ CTM CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN HOSE GIẢM 21% SO VỚI CÙNG KỲ
Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế CTM các doanh nghiệp trên HSX trong quý 4 đạt 81.992 tỷ trên HSX, giảm 9,8% so với cùng kỳ.
Nhóm tài chính đạt 42.561 tỷ, tăng 7,5% so với cùng kỳ với động lực chính đến từ các cổ phiếu Ngân hàng.
Nhóm phi tài chính đạt 39.430 tỷ, giảm 23,2% so với cùng kỳ khi môi trường kinh doanh chưa cải thiện và lợi nhuận từ hoạt động tài chính sụt giảm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận