Lợi ích của Trái phiếu Xanh và hướng dẫn khi nào chọn phát hành loại nào?
Nhân dịp COP28 sắp diễn ra vào tuần này, nói về lợi ích của Trái phiếu Xanh và hướng dẫn khi nào chọn phát hành loại nào?:
1, Lợi ích của trái phiếu xanh đã được chứng minh ở các thị trường đi trước. Lợi ích này có được do vì được dán nhãn xanh nên thường được nhiều NDT quan tâm hơn. Vì nguyên tắc của lãi suất là theo mức độ rủi ro, chứ không phải một mặt hàng "xanh" thì rủi ro thấp hơn.
Cụ thể, theo nghiên cứu của Tổ chức Trái phiếu Khí hậu quốc tế (Climate Bond Initiative) thì lợi tức trái phiếu xanh thường thấp hơn trái phiếu thường khoảng 5-7 điểm phần trăm với cùng kỳ hạn và mức độ xếp hạng tín nhiệm. Lợi ích này khá lớn nếu quy đổi ra chi phí lãi vay hàng năm.
Tại ASEAN thì Singapore có hoạt động phát hành trái phiếu xanh sôi động nhất, sau đó đến Malaysia và Indonesia. Về lợi ích thì tại Indonesia thì Lợi tức trái phiếu xanh cũng thấp hơn đáng kể so với trái phiếu thường hay còn gọi là vallina bonds. Xem hình minh họa (nguồn: Climate Bond Initiative). Ngoài ra, các trái phiếu xanh sau khi đưa lên niêm yết thì hầu hết có sự thu hẹp creditspread tốt hơn trái phiếu thường.
2, Có phải ngành nào được được xem là Xanh? Hiện trên thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn và nguyên tắc khác nhau nhưng tựu chung lại phổ biến là
- Khung phân loại xanh của Tổ chức Trái phiếu Khí hậu quốc tế. Đã có khoảng 7 dự án chủ yếu là năng lượng tái tạo và khoản vay xanh xe điện xanh của Vinfast (do ADB và Tổ chức Tín dụng Xuất khẩu Australia tài trợ).
- Nguyên tắc Trái phiếu Xanh, Xã hội, Liên kết bền Vững của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA) - tiêu chuẩn này thì đã có trái phiếu US$75M của EVNFinance phát hành được tư vấn bởi VCBS và bảo lãnh một phần bởi GuarantCo và các NDT trong và ngoài nước mua, và gần nhất là BIDV.
Tại Việt Nam, hiện Chính phủ Việt Nam vẫn đang trong quá trình dự thảo về Tiêu chí phân loại xanh cho Tín dụng và Trái phiếu Xanh hay còn gọi là Green Taxonomy. Nên sẽ tùy ngành chứ không phải ngành nào cũng đáp ứng tiêu chí Xanh để có thể được hưởng lợi từ Xanh (Greenium) này.
Về khái nhiệm thì hay gọi chung là trái phiếu xanh nhưng trên thực tế trên thị trường vốn quốc tế thì trái phiếu xanh (green bond) hay trái phiếu Khí hậu (climate bond) hay Tài chính bền vững (substainable finance) có thể được nhóm theo các nhóm Tiểu chuẩn/ Nguyên tắc chung theo 03 nhóm: Trái phiếu Xanh, Xã hội, Liên kết bền Vững hay còn gọi là GSS (Green, Social, Substainablilty-linked).
3, Vậy với mỗi DN chúng ta thì khi nào thì chọn chọn loại nào để dán nhãn "Xanh" ?
Cây ra quyết định có thể được tóm tắt như sau:
DN bạn có dự án đầu tư trong ngành nào cần huy động vốn không?
Phườn án A:
Nếu có, thì: các khoản chi tiêu có được coi là "xanh" 100% không? Cái này cần đối chiếu với Tiêu chuẩn hoặc Nguyên tắc của các tổ chức trên (hoặc đợi Chính phủ ra quy định)
Nếu câu trả lời là Có, thì: nên chọn Trái phiếu xanh (Green Bond)
Nếu không, thì: các khoản chi hay đầu tư cho dự án có được coi là 100% “Xã hội” không?
Nếu có, thì: DN có thể cân nhắc phát hành trái phiếu xã hội (Social Bond)
Nếu không, thì: các khoản chi có được coi là sự kết hợp giữa “xanh” và “xã hội” không?
Nếu có, thì: trái phiếu bền vững (Sustainable Bond)
Nếu không, thì: chuyển Phương án B.
Phương án B:
Nếu không, thì: DN của bạn có sẵn sàng cam kết các Chỉ số Hiệu suất Chính nhất định (“KPI”) và các Mục tiêu Hiệu suất Bền vững liên quan (“SPT" - Substainable Performance Target) không?
Nếu có, thì: xem xét khả năng thực hiện khoản vay hoặc trái phiếu liên kết bền vững
Nếu không, thì : khoản vay thông thường hoặc trái phiếu thông thường vani.
Nói chung muốn xanh hóa và giảm carbon thì thế giới đang có phong trào phân bổ lại nguồn vốn/ nguồn lực tài chính vào các dự án với các bộ tiêu chí hoặc nguyên tắc cụ thể.
Xu hướng này là không thể đảo ngược.
Happy Investing!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận