24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bình Minh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lời giải cho bài toán giải ngân: Lập kế hoạch sát thực tế

Lập kế hoạch cần phải có lựa chọn ưu tiên

Báo cáo Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, nhu cầu kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 là 611.367 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, tổng mức vốn ngân sách nhà nước năm 2022 dự kiến chỉ là 516.700 tỷ đồng, tăng 8,3% so với kế hoạch năm 2021. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 222.000 tỷ đồng (vốn trong nước 187.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài 35.000 tỷ đồng), bằng kế hoạch năm 2021; vốn ngân sách địa phương 294.700 tỷ đồng, tăng 15,4% so với kế hoạch năm 2021.

Như vậy, xét giữa nhu cầu và nguồn lực thực tế, chắc chắn, các địa phương sẽ phải tiếp tục rà soát, “cắt” bớt các dự án chưa thật sự cần thiết.

Ví như tỉnh Bình Dương, lãnh đạo tỉnh cho biết, dự kiến, tổng nhu cầu đầu tư công trên địa bàn năm 2022 là trên 20.351 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 1.890 tỷ đồng, ngân sách địa phương 18.461 tỷ đồng. Rất nhiều dự án trọng điểm cần được Bình Dương đầu tư trong giai đoạn tới, như đường vành đai 3, vành đai 4, cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành…

Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, dẫn đến khả năng thu ngân sách của tỉnh gặp khó khăn, dự kiến ngân sách của tỉnh cân đối được chỉ khoảng 8.500 tỷ đồng, bằng 46% nhu cầu. Bởi vậy, tỉnh xác định, sẽ tập trung bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022, bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA…

Nhưng không phải địa phương nào cũng làm được điều đó. Theo ông Đỗ Thành Trung, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng giải ngân chậm tiến độ trong thời gian qua chính là công tác lập kế hoạch ở các địa phương “có vấn đề”.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, có tình trạng một số địa phương khi lập kế hoạch đầu tư công không dựa vào khả năng bố trí vốn của ngân sách trung ương lẫn ngân sách địa phương, xây dựng nhu cầu quá lớn trong khi không có nguồn lực thực hiện…

“Xây dựng kế hoạch quá lớn, không có nguồn lực thì ngay cả bố trí vốn giải phóng mặt bằng cũng không có, như thế không thể giải ngân được”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, điều quan trọng là phải xây dựng được kế hoạch phù hợp và khả thi.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng một lần nữa nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản khi xây dựng kế hoạch đầu tư công là ưu tiên các dự án trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn, bố trí theo thứ tự ưu tiên, gắn với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ sớm báo cáo Chính phủ làm sao giao kế hoạch đầu tư công trung hạn sớm nhất, trên cơ sở đó địa phương chủ động hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định, đồng thời giao chi tiết vốn sớm, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả