Lộ trình trở thành “siêu ứng dụng” Đông Nam Á của Grab và Gojek (Kỳ 2): Thiết lập nền tảng thanh toán điện tử
Liệu các ứng dụng như Grab hay Gojek của Đông Nam Á có thực hiện chiến lược tương tự như các nền tảng WeChat và Alipay của Trung Quốc?
Hệ sinh thái của các "siêu ứng dụng" Trung Quốc
Trên thực tế, mô hình các “siêu ứng dụng” như là WeChat hay Alipay đã và đang tạo ra được một hệ sinh thái tương tự như các hệ điều hành như iOS hay Android.
Ví dụ, WeChat ra đời vào năm 2011 với các tính năng tương tự như WhatsApp, Line, Signal hay Mesenger… đơn giản là những ứng dụng nhắn tin theo kiểu OTT. Tuy nhiên, theo thời gian nó đã tích hợp thêm càng nhiều tính năng hơn.
Hiện tại, WeChat cho phép người dùng lướt Web, chơi trò chơi, mua hàng, đặt vé xem phim, du lịch, chia sẻ các bài báo và âm nhạc thông qua các Moments và nhắn tin cho bạn bè mà không cần phải rời khỏi ứng dụng, cùng nhiều chức năng khác…
Điều này đang cho thấy một sự phát triển đúng hướng và hợp lý của công ty thông qua các khoản đầu tư và mua lại các chương trình con trong quá khứ để phát triển dịch vụ ứng dụng của họ.
Ngày nay, WeChat và Alipay hiện vẫn đang tăng cường các dịch vụ của họ chủ yếu thông qua các chương trình nhỏ, có thể được coi là một phương pháp “đốt cháy giai đoạn” để cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho người dùng cuối cùng.
Ở đây chính là các “chương trình con” cho phép người dùng nâng cấp các ứng dụng của họ bằng cách cài đặt các thứ mà họ cho là cần thiết, chẳng hạn như trò chơi hoặc dịch vụ do các nhà phát triển bên thứ ba tạo ra.
Chỉ tính một cách đơn giản, WeChat hiện đã lưu trữ hơn 2 triệu chương trình nhỏ, trong khi Alipay bao gồm hơn 200.000 ứng dụng nhỏ trên nền tảng của mình.Trong khi đó, Meituan cũng chỉ mới bắt đầu kết hợp các chương trình nhỏ vào năm 2019, chưa công bố con số chính thức.
Mặc dù rất sự tiện ích của các “siêu ứng dụng” trên là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, các hệ thống trên cũng đang tiềm ẩn những “nguy cơ lạm dụng dữ liệu người dùng”, đơn giản chỉ là bởi các nhà phát triển “chương trình nhỏ” – bên thứ ba có thể truy cập cào dữ liệu người dùng.
Điều này được chứng minh bởi sự gay gắt của chính quyền Trump trong việc cấm cản các công ty công nghệ của Trung Quốc bởi những hạn chế trong bảo mật dữ liệu người dùng.
Nền tảng thanh toán điện tử - lộ trình cần thiết
Bản thân Grab và Gojek đều bắt đầu từ một nền tảng hoàn toàn khác so với các “siêu ứng dụng” trên của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của họ đều giống nhau: thu hút thêm người dùng vào nền tảng của mình bằng cách bổ sung ngày càng nhiều dịch vụ.
Bất kể một nền tảng kinh doanh ban đầu và các lộ trình khác nhau mà các công ty này đã và đang thực hiện để mở rộng hệ sinh thái của mình, nhiều chuyên gia cho rằng sự thành công của các “siêu ứng dụng” không thể bỏ qua hệ thống thanh toán gốc của họ.
Theo các chuyên gia phân tích, chỉ khi nào thiết lập được một hệ sinh thái tài chính của riêng mình thì việc “thò tay” sang các mảng khác sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Fitch Ratings – tổ chức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho rằng, vì290 triệu cư dân ở Đông Nam Á hầu như chưa quen thuộc với việc sử dụng ngân hàng như một kênh thanh toán chính thống, các ứng dụng cung cấp dịch vụ tài chính tiện lợi đang có cơ hội thu hút một lượng lớn người dùng, đưa họ dẫn đầu trong cuộc đua.
Gojek đã rất nhanh chóng khi nắm bắt cơ hội. Người đồng sáng lập Nadiem Makarim đã đặt nền móng cho một ứng dụng đa dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ thanh toán GoPay, trong khi Grab chỉ mới bắt đầu vào năm 2017.
Điều này dẫn đến việc Grab mặc dù rất mạnh ở Đông Nam Á vẫn “kiềng mặt” Gojek ở Indonesia. Theo một khảo sát từ Nielsen vào năm 2019 cho thấy, GoPay đang là nền tảng ví điện tử của Indonesia, trong khi GoFood lại là một dịch vụ giao đồ ăn ưa thích ở nơi này.
Có thể nói, việc có một hệ thống thanh toán riêng sẽ giúp giảm bớt mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ khác và mở ra tiềm năng chi tiêu cho khách hàng, đơn giản vì họ có thể “phóng tay” khi có càng nhiều các chương trình “đốt tiền” trong ứng dụng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận