Lo ngại sự không ổn định của ông Trump, Trung Quốc chuẩn bị cho những tình huống tồi tệ nhất
Tổng thống Trump đang chịu nhiều áp lực buộc phải thực hiện một thỏa thuận với Trung Quốc trước cuộc bầu cử năm 2020 – chứ không phải người Trung Quốc.
Có lẽ rất nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nghe rằng Trung Quốc đã gọi cho chính quyền của Tổng thống Donald Trump, để bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại.
Sau một ngày cuối tuần với những tín hiệu khó hiểu, uy tín và tương lai của tổng thống Trump, đã trở thành một trở ngại chính cho Trung Quốc để đạt được thỏa thuận lâu dài với Mỹ, theo các quan chức Trung Quốc cho biết.
Chỉ rất ít các nhà đàm phán ở Bắc Kinh thấy rằng có một thỏa thuận thực sự có thể xảy ra trước cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ, họ nói, bởi vì rất có thể những thỏa thuận đó cuối cùng có thể bị phá vỡ nếu thổng thống Trump thất bại trong cuộc bầu cử.
Trong bài phát biểu ngắn gọn với các phóng viên tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp hôm thứ Hai, ông Donald Trump tuyên bố rằng các quan chức Trung Quốc đã gọi điện cho ông, và nói, “hãy trở lại bàn thỏa thuận”. như một bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tuyệt vọng: “họ đã bị tổn thương rất nặng nề, và họ hiểu rằng đây (việc đàm phán và nhượng bộ Mỹ) mới điều đúng đắn”. Ông Trump nói.
Tất cả điều này đã tạo ra các tiêu đề lấp lánh trên mặt báo và cổ phiếu toàn cầu tăng trong giây lát, nhưng cuối cùng, không ai trong giới quan chức Bắc Kinh xuất hiện để khẳng định những gì tổng thống Trump đã nói. Tệ hơn nữa, những nỗ lực của tổng thống Trump để áp buộc Trung Quốc trở lại bàn đàm phán đã thực sự khẳng định một số nỗi sợ hãi tồi tệ nhất: rằng Donald Trump không được tin tưởng để có thể thực hiện một thỏa thuận.
“Việc tống thống Trump “vừa đấm vừa xoa” đã tạo thêm sự ngờ vực”, ông Tao Dong, phó chủ tịch của Greater China tại Credit Suisse Private Bank ở Hồng Kông cho biết. “Điều này làm việc thực hiện một thỏa thuận nhanh chóng gần như là không thể”
2 quan chức Trung Quốc đã nói rằng Trung Quốc đã chuẩn bị cho các kế hoạch dự phòng trong trường hợp không có thỏa thuận, trong đó, bao gồm cả việc đưa các công ty Mỹ vào danh sách thực thể không đáng tin cậy và kích thích nền kinh tế trong nước.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ ba một lần nữa cho biết “họ không biết về các cuộc gọi điện thoại được đề cập bởi tổng thống Trump”. Hu Xijin, tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn cầu do Đảng Cộng sản ủng hộ, nói hôm thứ Hai rằng “Tổng thống Hoa Kỳ đang phóng đại tầm quan trọng của các cuộc đàm phán và vị thế của Trung Quốc giờ đây đã thay đổi”.
Trong khi các quan chức ở Bắc Kinh vẫn sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại, họ đồng thời ủng hộ việc tách rời Trung Quốc ra khỏi nền kinh tế lớn nhất thế giới - một động thái làm cho mọi việc trở nên căng thẳng hơn khi Donald Trump đã ra lệnh cho các công ty của Mỹ tìm kiếm sự thay thế mới cho Trung Quốc.
Sau khi các cuộc đàm phán thương mại bị phá vỡ vào tháng Năm, chủ tịch Tập Cận Bình đã đổi mới và kêu gọi Trung Quốc theo đuổi nhưng cách thức tự lực trong các công nghệ quan trọng và thậm chí kêu gọi toàn dân chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến kéo dài..
Tim Stratford, chủ tịch của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc và là cựu trợ lý đại diện thương mại của Hoa Kỳ cho biết, “một sự tách rời dần dần đang diễn ra do các công ty phải lên kế hoạch thay thế”
Cuộc xung đột đã gây ra những vết thương cho Trung Quốc, làm trầm trọng thêm tốc độ tăng trưởng kinh tế vốn đang chậm dần sau gần ba thập kỷ, đồng thời gây nên các rủi ro về nợ và ổn định tài chính.
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc vẫn có thể nới lỏng chính sách hơn nữa: Ngân hàng trung ương vào tuần trước đã tiết lộ một cuộc cải cách lớn nhằm giảm chi phí vay và chính phủ đang xem xét cho phép phát hành thêm trái phiếu để đầu tư cơ sở hạ tầng.
Về mặt chính trị, Tập Cận Bình không có nhiều khoảng trống để “nuông chiều” tổng thống Trump. Dưới áp lực của Đảng Cộng Sản, Trung Quốc đã trở nên táo bạo hơn mỗi khi tổng thống Trump phá vỡ một thỏa thuận ngừng chiến và tấn công Trung Quốc.
“Đối với Trung Quốc, đó là về tính hợp pháp các quy tắc của Đảng - hiệu quả kinh tế và chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là về sự trỗi dậy của người dân Trung Quốc trên trường thế giới”, ông Suisheng Zhao, giám đốc điều hành của Trung tâm Trung Quốc-Hoa Kỳ đã nói. “Cả hai quy tắc trọng yếu này đều bị đe dọa, và Trung Quốc sẽ không thay đổi chúng. Trung Quốc hiện không có khả năng có những nhượng bộ đáng kể nào”
Hiện tại, hai bên dự kiến sẽ gặp nhau vào tháng tới để tiếp tục đàm phán thương mại. Từ quan điểm của Trung Quốc, họ muốn đợi xem các tín hiệu trong các cuộc bầu cử năm 2020.
Theo Charles Liu, một nhà đàm phán kinh tế thuộc phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và người sáng lập Hao Capital nói, “Ông Trump sẽ nhận ra rằng những áp lực với Trung Quốc sẽ là thảm họa đối với nền kinh tế Mỹ và các công ty Mỹ”
“Điều duy nhất có thể nhận thấy là ông Trump chịu nhiều áp lực buộc phải thực hiện một thỏa thuận với Trung Quốc trước cuộc bầu cử năm 2020 – chứ không phải người Trung Quốc”, Liu nói. “Vị thế của người Trung Quốc sẽ là nếu bạn muốn nói chuyện, cánh cửa luôn mở, nhưng những sự bắt nạt sẽ không đem lại lợi ích nếu bạn muốn thỏa thuận”
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận