menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bích Lê

Lo ngại áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,5% - 4,5% (3 kịch bản: 3,5%, 4% và 4,5%). Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4 ± 0,5%.

Ở thời điểm này, nhận định về chỉ tiêu lạm phát năm 2024 là hơi sớm. Hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều nhận định, nhiều khả năng lạm phát năm 2024 sẽ cao hơn năm 2023, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê lạm phát quý đầu tiên của năm cho thấy, áp lực lạm phát vẫn hiện hữu và không thể chủ quan, lơ là trong điều hành.

Dự báo lạm phát trong tầm kiểm soát, khoảng 2,5 - 3,5%

Năm 2024, Quốc hội giao chỉ tiêu tốc độ tăng CPI bình quân trong khoảng 4 - 4,5%. Tại cuộc hội thảo thường kỳ do Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức vào hồi đầu năm, nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, mục tiêu này hoàn toàn khả thi và dự báo mức lạm phát sẽ duy trì thấp hơn mục tiêu đề ra.

Vào hồi đầu năm, Ban Chỉ đạo điều hành giá họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024, Bộ Tài chính - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, đã xây dựng 3 kịch bản lạm phát năm 2024 ở mức từ 3,52 - 4,5%. Tuy nhiên, mức lạm phát “kịch trần” 4,5% là kịch bản với mức dự báo cao nhất.

Theo dự báo của các chuyên gia Khối nghiên cứu toàn cầu, Ngân hàng HSBC, sau thành công trong kiểm soát năm 2023 (tăng 3,25%), kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức tăng rất nhẹ trong năm 2024 (dự báo tăng ở mức 3,4%), thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.

Người tiêu dùng vẫn khá lo lắng về giá các mặt hàng thiết yếu có thể tăng trong thời gian tới.

Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2024 đã đi qua 1/4 chặng đường. Công bố vừa qua của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,77%), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Sau tết, nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Đáng chú ý như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh nhất với mức 0,76%, làm CPI chung giảm 0,25 điểm phần trăm. Trong đó, lương thực giảm 0,42%; thực phẩm giảm 1,19% đã kéo CPI chung giảm 0,25 điểm phần trăm.

Giá xăng dầu cũng cơ bản không tạo áp lực lên lạm phát. Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công thương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng, dầu thế giới để điều hành giá xăng, dầu trong nước phù hợp với tình hình thị trường. Trên cơ sở đó, sau 12 kỳ điều hành giá kinh doanh xăng, dầu trong nước từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng xăng, dầu đều có 5 lần giảm, 7 lần tăng; riêng mặt hàng dầu mazut 3,5 S (FO) có 4 lần giảm, 8 lần tăng.

Còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Điều đáng lo ngại nhất trong điều hành giá năm nay là giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng như: giá xăng dầu, giá một số vật liệu xây dựng, giá lương thực có thể tiếp tục tăng do nhu cầu gạo của một số quốc gia nhập khẩu gạo truyển thống của Việt Nam dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao. Cùng với đó, việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng, tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét trong năm 2024. Điều này cũng gây áp lực lên điều hành giá.

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là lợi thế của Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được thực hiện góp phần giảm chi phí đầu vào...

Theo các chuyên gia, dù lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng không thể chủ quan trong điều hành; cần kịp thời thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV nhận định, CPI bình quân năm 2024 sẽ ở mức 3,5 - 4%. Vị chuyên gia này dự báo, cũng có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá, do đà giảm giá hàng hóa thế giới chững lại. Ngoài ra, việc tiếp tục điều chỉnh các mặt hàng nhà nước quản lý (như tăng lương tối thiểu vùng, tăng giá điện, học phí, viện phí…); cung tiền và vòng quay tiền tăng cao hơn năm 2023 (một phần là do đà phục hồi kinh tế và tín dụng dự báo tăng cao hơn)… cũng là những yếu tố tác động.

Tuy nhiên TS. Cấn Văn Lực cho rằng, ngay cả ở mức tăng 3,5 - 4% dự kiến như vậy, lạm phát vẫn luôn nằm trong tầm kiểm soát và cho thấy vẫn trong xu hướng giảm khá bền vững trong những năm gần đây.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại