24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lỗ hổng quản lý vốn Doanh nghiệp

Sau vụ FLC Faros tăng vốn điều lệ từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ trong thời gian rất ngắn thì chúng ta mới thấy tình trạng chung về Doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến việc góp vốn thành lập/hoạt động doanh nghiệp. Vấn đề lâu nay chúng ta hay tranh cãi nhau đó là vốn thật - vốn đăng ký - vốn kinh doanh của Doanh nghiệp, đâu là vốn thật của Doanh nghiệp? Tại sao lại có sự tranh cãi như thế này? Hay đây là lỗ hổng của Luật về vấn đề vốn điều lệ của Doanh nghiệp Việt Nam?

Thực tế Luật Doanh nghiệp quy định vốn điều lệ các bên có trách nhiệm góp đủ trong vòng 90 ngày, kể từ thời điểm thành lập công ty hoặc tăng vốn điều lệ. Nhưng hầu hết các Doanh nghiệp đều không góp vốn đủ như cam kết, và để vốn ảo rất nhiều.

Thậm chí rằng các Doanh nghiệp coi vốn điều lệ như tài sản riêng cá nhân, tự ý rút ra, sử dụng không đúng mục đích rất nhiều. Đây cũng là vấn đề khiến cho nhiều Doanh nghiệp bị thất thoát, mất vốn? Nhiều Doanh nghiệp sử dụng vốn vay, không đóng vốn điều lệ, sau đó kinh doanh thua lỗ và tuyên bố phá sản/giải thể/không trả được nợ. Về nguyên tắc trong trường hợp này, nếu có hành vi chiếm dụng vốn điều lệ, sử dụng sai mục đích vốn điều lệ của các cổ đông/thành viên công ty thì hoàn toàn có thể khởi tố hình sự về hành vi "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" như thế mới đảm bảo việc hoạt động bình thường của Doanh Nghiệp cũng như đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán của Doanh nghiệp.

Dù luật Doanh Nghiệp có quy định việc góp vốn qua hình thức chuyển khoản, nhưng nhiều chủ Doanh nghiệp lợi dụng việc quản lý vốn sau khi đóng góp (chủ yếu chuyển sang quỹ "tiền mặt") để chuyển vốn và rút ra nhiều lần (hay gọi là "chạy dòng tiền") để cho đủ số tiền góp vốn điều lệ. Nhưng thực tế trong tài khoản ngân hàng không hề có đủ tiền như cam kết vốn điều lệ để hoạt động doanh nghiệp. Đây là "chiêu trò" mà rất nhiều Doanh nghiệp ở Việt Nam hay làm. Mặc dù Luật kế toán có nhiều quy định bắt buộc các giao dịch từ 20 triệu trở lên phải qua hình thức "chuyển khoản" vậy thì việc rút tiền mặt lớn và không kiểm soát lượng tiền mặt, và tình trạng sử dụng sai mục đích tiền mặt nhiều như thế có phải tình trạng báo động của Doanh nghiệp Việt Nam hay không? Có dấu hiệu của việc trốn doanh thu, trốn thuế hay không? Tại sao chúng ta lại không quy định hạn mức tối đa quỹ tiền mặt của công ty? Bắt buộc phải để lại tiền "vốn điều lệ" công ty, hạn chế tối đa tình trạng sử dụng sai mục đích vốn điều lệ, hạn chế tình trạng góp vốn ảo?

Mặc dù thực tiễn, quy định pháp luật về vốn góp còn nhiều bất cập, tuy nhiên rằng với góc độ chuyên môn, trách nhiệm nếu các đơn vị Kiểm toán độc lập còn tiếp tay, còn bỏ sót hồ sơ, còn thiếu trách nhiệm thì tình trạng khai khống vốn ảo, sử dụng sai mục đích và khai khống hồ sơ công ty để đưa lên sàn chúng khoán sẽ còn diễn ra phức tạp, khó lường, gây hệ lụy rất lớn cho Nhà nước và các nhà đầu tư.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả