Lo điện thiếu nguồn cung
Trong khi việc thanh tra giá điện, chốt hóa đơn tiền điện và biểu giá điện bậc thang đang là chủ đề nóng ở đầu kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV thì sự lo lắng thiếu nguồn cung điện đã đến rất gần, nhất là khi vừa qua đợt nắng nóng với lần đầu tiên trong lịc
Đã huy động hết các nguồn điện
Cụ thể, vào khoảng 13h40 ngày 18/5/2019, công suất hệ thống điện toàn quốc đã đạt tới 36.006 MW, ngoài ra sản lượng tiêu thụ điện ngày 18/5/2019 của cả nước cũng ghi nhận con số cao kỷ lục, ở mức 756,9 triệu kWh.
Trước đó, số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cũng cho thấy, ngay từ tháng 4, dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa hè nhưng đã ghi nhận một kỷ lục mới về điện vào ngày 24/4, khi công suất hệ thống lên đến 35.703 MW, sản lượng tiêu thụ điện là 751 triệu kWh, cao hơn đỉnh mùa nắng nóng 2018.
Công suất phụ tải liên tục lên đỉnh trong khi công suất khả dụng hiện nay của ngành điện chỉ dừng lại ở mức 39. 000 MW. Điều này cho thấy hệ thống điện đang ở tình thế vận hành khá căng, nhất là trong những ngày nắng nóng. Điều này sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện, khi trong khoảng 2-3 năm tới có thể không có nguồn điện mới nào hòa lưới điện quốc gia.
Hiện, các nguồn điện đều đã được huy động tối đa với tiêu chí nguồn điện giá rẻ huy động trước, nguồn điện giá cao huy động sau, nhưng cũng đã phải huy động đến cả nguồn điện có chi phí sản xuất cao nhất, nhiệt điện dầu, với giá hơn hơn 5.000 đồng/kWh.
Cụ thể, theo số liệu A0 cung cấp, hiện nguồn thủy điện được ở 3 miền Bắc, Trung Nam chỉ còn khoảng 5,24 tỷ kWh, tương đương với công suất phụ tải trên toàn quốc trong khoảng 7 ngày làm việc. Nhưng lượng thủy điện lại không phân bố đều ở 3 miền mà tập trung chủ yếu ở miền Bắc, lượng thủy điện ở miền Nam chỉ còn tương đương khoảng 380 triệu kWh, tương đương với một ngày sử dụng điện của toàn miền Nam.
Hiện nhiệt điện than cũng gặp khó khăn khi lượng than trong nước không đủ để sử dụng, phải tiến hành nhập khẩu than.
Các nguồn điện chạy bằng khí cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do năm nay lượng khí cung cấp giảm đi nhiều, đặc biệt khó hơn khi từ tháng 10/2019, lượng khí mua theo thỏa thuận đã hết, các nhà cung cấp sẽ phải nhập khí từ Malaysia để dùng cho sản xuất điện, do đó, số tiền để chi cho mua khí sẽ phải tăng nhiều hơn.
Do đó, hiện nay, A0 đã phải huy động thêm nguồn điện như nguồn chạy dầu của Nhà máy Cà mau, các tổ máy của Nhà máy Ô Môn (Cần Thơ) với khoảng 160 triệu kWh để cung cấp đủ điện cho miền Nam. Dự báo trước mắt sẽ phải tiếp tục huy động nguồn này do dự kiến trong 2 tháng 5 và 6, công suất phụ tải có thể lên đến 37.000 MW, thậm chí 39.000 MW.
Điện mặt trời chưa thể “cáng” được nhiệm vụ
Ngành điện đang đứng trước khó khăn lớn về nguồn điện khi các nguyên liệu sản xuất đều đang khan nguồn cung. Nhưng trước mắt, đang có khoảng 60 nhà máy điện mặt trời có thể đóng điện trước thời điểm 30/6/2019, có thể là nguồn cung khả dụng trong thời gian tới.
Điện mặt trời chưa thể cáng đáng được nhiệm vụ |
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Ninh, Phó Giám đốc A0, dù có thêm nguồn điện mặt trời nhưng chưa chắc giải quyết được việc đảm bảo đủ điện cho tiêu dùng, do thời gian cung cấp sản lượng điện mặt trời cao nhất (khoảng 12h trưa) lại không trùng với thời điểm phụ tải cao ở Việt Nam (khoảng 10h và 14h). Chưa kể, đang sử dụng nguồn điện mặt trời, hệ thống có thể sập khi bất chợt có cơn giông ngang qua.
Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, dù những ngày qua nhu cầu điện tăng cao, trung bình 4 tháng đầu năm đã tăng nhưng tăng chưa đột biến. Tuy nhiên, dự báo 2 tháng trước mắt, phụ tải tăng trưởng cao, có thể tăng đến 20%, đặc biệt ở miền Bắc, nên nguy cơ phụ tải lên đỉnh một lần nữa hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong khi đó, hiện nguồn nước từ các hồ thủy điện vẫn “đứng im”, không thấy có dấu hiệu nước về, các nguồn khí suy giảm, khó khăn về nguồn cung điện đã bắt đầu cảm nhận được ngay từ năm 2019 và năm 2020 sẽ còn khó khăn hơn nếu không có kế hoạch sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Hiện nay, ngành điện vẫn tích cực tuyên truyền về việc tiết kiệm sử dụng điện để vừa giúp người dân tiết kiệm được chi phí sinh hoạt, vừa tránh được sự lo lắng về việc phụ tải điện có thể lên cao.
Mới đây nhất, Bộ Công Thương đã tổ chức một đoàn công tác làm việc với khoảng 2.000 khách hàng (trong tổng số 5.000 khách hàng lớn của ngành điện) trong chương trình điều hòa phụ tải để đề nghị các khách hàng này chủ động giảm phụ tải điện giờ cao điểm, vừa tránh việc phải huy động các nguồn chạy điện chi phí cao và vừa đảm bảo có đủ điện đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận