[LIVE] Việt Nam trước áp lực chính sách tiền tệ
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 27/7 tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục, nhưng phát tín hiệu rằng lãi suất ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) có thể đã đạt đỉnh. Đây là đợt tăng lãi suất thứ 9 liên tiếp của ECB và diễn ra một ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có đợt tăng lãi suất thứ 11 trong vòng 12 cuộc họp, với bước nhảy 0,25 điểm phần trăm.
Cùng với đó, cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã khởi động vào ngày thứ Năm (27/7) và sẽ kết thúc trong ngày thứ Sáu. Nhà đầu tư trên thị trường tài chính toàn cầu đang nghiêng về khả năng BOJ tiếp tục đi ngược xu hướng toàn cầu bằng cách giữ nguyên chính sách tiền tệ lỏng lẻo vì lạm phát ở nước này vẫn tiếp tục tăng lên ngay cả khi tốc độ tăng giá tiêu dùng đã chậm lại ở Mỹ và châu Âu. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Nhật Bản giữ chính sách siêu lỏng để kích thích lạm phát.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường hấp dẫn đầu tư với nền tảng chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá cao, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Do vậy, Nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng nêu quan điểm, việc ổn định tỷ giá trong bối cảnh hiện nay không phải là vấn đề đáng lo ngại với Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tạo được một nền tảng có nhiều yếu tố thuận lợi để ổn định tỷ giá.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận