Linh hoạt tỷ giá
Chính sách tỷ giá cần linh hoạt để tạo niềm tin cho doanh nghiệp
Tỷ giá trung tâm ngày 8-9/5 được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.046 VND/USD, tăng tiếp 6 đồng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng là 23.737 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.355 VND/USD. Tỷ giá tăng trong những ngày qua chủ yếu do USD trên thị trường quốc tế tăng cao sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và sẽ áp mức thuế suất này với cả 325 tỷ USD các loại hàng hóa khác của quốc gia này.
Xu hướng tăng tỷ giá sẽ còn tiếp diễn khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung chưa tới hồi kết. Điều này làm cho dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là những nước có nền kinh tế vĩ mô không ổn định. Tuy nhiên trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn có dòng vốn chảy vào do có kinh tế vĩ mô ổn định, nhờ sự chủ động trong điều hành của Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành.
Với tình hình căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung như hiện nay, theo ông tỷ giá năm 2019 có biến động mạnh, có thể có một số thời điểm khác nhau nhưng chỉ dao động trong khoảng 2- 3%. Mức biến động này tương đồng với những năm trước theo mục tiêu điều hành của NHNN. Điều này có được là nhờ có yếu tố tích cực hỗ trợ công tác điều hành tỷ giá của NHNN cũng như dự trữ ngoại tệ tăng, cán cân thanh toán quốc tế dương do dòng vốn vào Việt Nam khá tích cực. Trong thời gian qua, NHNN đã linh hoạt điều chỉnh, thay vì giữ tỷ giá cố định như trước đây. Theo tôi, chính sách tỷ giá cần tiếp tục điều chỉnh linh hoạt để góp phần tạo niềm tin cho doanh nghiệp.
Những năm vừa qua, Việt Nam đã có những lợi thế nhất định để phòng ngừa các cú sốc bên ngoài như dự trự ngoại tệ của Việt Nam hiện nay khoảng 65 tỷ USD, lãi suất huy động USD là 0%, lãi suất VND cao hơn USD. Vì vậy, tỷ lệ gửi tiền USD trong tổng tiền gửi của ngân hàng trong những năm qua giảm mạnh. Nếu so sánh giai đoạn trước, các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay đã có những thay đổi tích cực hơn như kinh tế vĩ mô ổn định, GDP tăng trưởng tích cực, tỷ giá được kiểm soát linh hoạt, ổn định.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, việc dùng tỷ giá để tăng khả năng cạnh tranh, tạo sự linh hoạt là cần thiết. Thế nhưng, tác động của chính sách tỷ giá nếu không linh hoạt sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là chính sách mà Mỹ và nhiều quốc gia khác đánh giá là sự cạnh tranh không công bằng. Do đó, Việt Nam phải cẩn trọng khi sử dụng chính sách này.
Vậy các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng cần phải có biện pháp phòng ngừa biến động tỷ giá. Khi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung leo thang và kéo dài, yếu tố bất ổn sẽ càng lớn, làm suy giảm sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới, khi đó lại gây bất lợi cho việc xuất khẩu của Việt Nam trên diện rộng.
Để đối phó cuộc chiến thương mại mang quy mô toàn cầu này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng vào năng lực cạnh tranh thực chất, tăng cường quản trị rủi ro, tận dụng mọi ngóc ngách, mọi cơ hội để phát triển. Do dịch chuyển dòng vốn, nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, dùng tỷ giá như một cách thức để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Việc này sẽ gây áp lực trực tiếp đối với hàng hóa Việt Nam. Do vậy ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần chủ động mọi phương án tránh mọi cú sốc khi tỷ giá biến động.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận