“Liều thuốc” nào cắt cơn loạn giá vàng?
Mỗi doanh nghiệp ấn định một giá vàng, điều đáng nói hơn giá vàng miếng SJC “bỏ xa” giá vàng quốc tế tới 8 triệu đồng mỗi lượng, khiến người mua “khóc thầm”.
Trong những tháng đầu năm nay, dù giá vàng thế giới không lên “cơn sốt”, thậm chí còn “cắm đầu” lao dốc khi giảm từ mức 1.959 USD/oz xuống tới mức 1.717USD/oz (tương đương hơn 47,8 triệu đồng/lượng), giảm tới 12,3%, nhưng giá vàng miếng SJC tại Việt Nam chỉ giảm 57,4 triệu đồng/lượng xuống mức 56,1 triệu đồng/lượng, giảm 2,2%. Do đó tính đến ngày 27/2, giá vàng miếng SJC đã cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi tới 8 triệu đồng mỗi lượng- mức chênh lệch cao nhất trong nhiều năm nay.
Điều đáng nói là mỗi doanh nghiệp niêm yết một giá khác nhau, chẳng hạn ngày 28/2, giá mua vàng miếng SJC niêm yết tại DOJI ở mức 55,55 triệu đồng/lượng, trong khi giá mua loại vàng này tại Công ty Bảo Tín Minh Châu ở mức 55,75 triệu đồng/lượng; giá mua vàng miếng SJC tại Phú Quý ở mức 55,7 triệu đồng/lượng… Còn đối với giá vàng nhẫn tròn ép vỉ, dù loại vàng này có mức giá chênh lệch so với giá vàng quốc tế ít hơn so với giá vàng miếng SJC, nhưng mức giá vàng này ở các doanh nghiệp vàng có sự chênh lệch nhau rất lớn, dù cùng hàm lượng. Ví dụ giá vàng bán nhẫn tròn trơn ở Phú Quý ở mức 53,9 triệu đồng/lượng, nhưng giá bán loại vàng này ở Bảo Tín Minh Châu ở mức 54,16 triệu đồng/lượng…
Với việc “loạn” giá vàng như trên, người mua vàng luôn phải “ôm” lấy thiệt thòi và rủi ro cao; còn doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro mỗi khi giá vàng có biến động lớn. Sở dĩ có thực trạng này là do có 2 nguyên nhân cơ bản:
Một chuyên gia tài chính cho rằng, giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá vàng quốc tế không chỉ gây bất lợi, rủi ro cho người dân, nhà đầu tư…, mà còn có nguy cơ dẫn tới thực trạng nhập lậu vàng qua biên giới, đường hàng không…, gây “chảy máu” ngoại tệ, ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế tới 8 triệu đồng mỗi lượng.
Quả vậy, tình trạng nhập lậu vàng đã diến biến phức tạp. Cuối năm 2020, Công An tỉnh An Giang đã bắt giữ một nhóm đối tượng nhập lậu 51 kg vàng từ Campuchia vào Việt Nam… Đây có lẽ chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, bởi với giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng quốc tế tới 8 triệu đồng, thì tình trạng này có thể còn diễn biến phức tạp hơn nữa.
Cũng theo vị chuyên gia nói trên, khi nguồn cung vàng khan hiếm, khó tránh khỏi tình trạng nhập lậu vàng, bởi Việt Nam chỉ khai thác được khoảng 1,5 tấn vàng mỗi năm, nếu doanh nghiệp chỉ thu mua vàng cũ hỏng làm vàng nguyên liệu, thì không đủ để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Vị chuyên gia này cho rằng đã đến lúc thị trường vàng Việt Nam không thể hoạt động theo kiểu “một mình một chợ”, mà NHNN cần sớm trình Chính phủ lộ trình thành lâp Sở giao dịch vàng tập trung. Khi Sở giao dịch vàng này được thành lập, sẽ góp phần minh bạch hóa mọi giao dịch vàng, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cũng như giữa giá mua và giá bán sẽ giảm thiểu, góp phần đảm bảo quyền lợi của người dân, nhà đầu tư khi giao dich vàng. Khi đó, tình trạng xuất, nhập khẩu lậu vàng sẽ bị đẩy lùi, thậm chí vàng trong dân cũng sẽ được huy động. Đặc biệt, Sở giao dịch vàng tập trung sẽ góp phần loại bỏ dần những sàn vàng chui dưới dạng sàn forex đang nở rộ như hiện nay…
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận