24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Khổng Kiên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Liệu đã đến lúc các doanh nghiệp Singapore mở rộng ra bên ngoài?

Chính sự nhỏ bé về mặt địa lý này của Singapore giải thích lý do tại sao rất nhiều công ty đang nhanh chóng tìm cách mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

Là một trong những nền kinh tế mở cửa thương mại nhất thế giới, các doanh nghiệp Singapore cảm nhận sâu sắc những tác động tiêu cực, khó khăn về kinh tế và sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu so với các quốc gia khác trong khu vực.

Theo cuộc khảo sát Navigator mới nhất của HSBC, chỉ có khoảng 65% doanh nghiệp Singapore dự báo doanh số của họ sẽ tăng trong 12 tháng tới. Tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với các nước khác trên toàn cầu cũng như trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với con số lần lượt là 79% và 77%.
Vì vậy, với tất cả các dữ liệu kinh tế suy giảm gần đây và những trở ngại địa chính trị đang diễn ra, liệu bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để các công ty có trụ sở tại Singapore tìm kiếm việc mở rộng hoạt động ra quốc tế? Suy nghĩ một cách đơn giản thì câu trả lời là “có”. Thực tế, khảo sát Navigator của HSBC cho thấy các doanh nghiệp Singapore đang tìm kiếm những đối tác ở nơi khác để thu hẹp khoảng cách tăng trưởng.

Điều quan trọng cần xem xét trước khi mở rộng hoạt động kinh doanh là hiểu rõ tăng trưởng nằm ở đâu. Trong thập kỷ qua, Singapore nằm trong số ít các khu vực trên thế giới có tốc độ tăng trưởng liên tục 5%. Có thể thấy, Đông Nam Á là một khối thương mại có xu hướng phát triển trên toàn cầu.

Cuộc khảo sát cho thấy 81% doanh nghiệp của ASEAN dự báo sẽ có tăng trưởng trong năm tới, rõ ràng là khác biệt so với niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp Singapore. Các thị trường lớn ở ASEAN như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia được đánh giá là những thị trường đầu tư đầy tiềm năng.
Với Thái Lan, trọng tâm chính là Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) với việc phát triển ba tỉnh miền Đông và xây dựng các ngành công nghiệp điện tử, ô tô và chế biến thực phẩm. Các lĩnh vực này thu hút tới hơn 2,6 tỷ USD nguồn vốn đề nghị đầu tư trong năm 2019, tăng 107% so với cùng kỳ năm ngoái.

Indonesia có phạm vi và sự đa dạng vốn là “đặc trưng duy nhất” trong ASEAN. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Indonesia có sức hấp dẫn lớn đối với Singapore bởi “đảo quốc sư tử” vốn là quốc gia trung chuyển trao đổi hàng hóa.

Nhìn xa hơn, Chính phủ Indonesia đã phân bổ 29 tỷ USD cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng với hơn 200 dự án, bên cạnh việc cải thiện tốc độ áp dụng dịch vụ kỹ thuật số cho khoảng 270 triệu người trẻ tuổi đã lý giải tại sao đây là “chiến trường” cho các nền tảng thương mại điện tử. Singapore nhìn thấy những cơ hội xung quanh lĩnh vực cơ sở hạ tầng, hàng hóa, kỹ thuật số và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, những cơ hội không chỉ giới hạn trong những thị trường hoặc lĩnh vực trên. Trên thực tế, có bốn chủ đề vĩ mô mà Singapore cho là những động lực định hướng cơ hội. Đó là sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong khu vực Đông Nam Á đang diễn ra; quá trình đô thị hóa gia tăng; sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kỹ thuật số và ảnh hưởng của nó đối với người tiêu dùng và thói quen người tiêu dùng; các cấu thành thời tiết biến đổi và sự tập trung lớn hơn vào sự bền vững, kể cả trong nước hoặc trên toàn cầu.

Những xu hướng vĩ mô này mang đến vô số cơ hội trên một loạt lĩnh vực bao gồm dịch vụ, sản xuất, phát triển bất động sản thương mại, hậu cần, giao thông và năng lượng tái tạo. Rõ ràng, tất cả những điều này cho thấy rằng "cái gì" và "nơi nào" ở Đông Nam Á là điểm nóng, cũng như việc các công ty "làm thế nào" để tham gia vào các thị trường này.

Các phương thức tham gia thị trường thông thường bao gồm liên doanh hoặc sử dụng các đại lý bán hàng địa phương vẫn được áp dụng. Bên cạnh đó, công nghệ và nền kinh tế kỹ thuật số đang được khai thác và cho phép các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường mà không cần có quá nhiều sự hiện diện về mặt vật chất. Các nền tảng kỹ thuật số cung cấp con đường nhanh chóng để thử nghiệm một sản phẩm hoặc một giải pháp tại thị trường địa phương.

Quy mô và cơ cấu dân số của ASEAN đầy sức hút đối với các công ty có trụ sở tại Singapore, nhưng điều này chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại. Các rào cản phi thuế quan và thách thức khác như sự phân mảnh rời rạc yếu tố văn hóa và pháp lý, thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao tiếp tục gây khó cho doanh nghiệp. Các khó khăn mới cũng đang nổi lên như là vấn đề bảo đảm an ninh mạng, dữ liệu và mối đe dọa của chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.

Rõ ràng, mở rộng ngoài biên giới theo bất kỳ cách thức nào đều cần sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Việc mở rộng hoạt động ra phạm vi quốc tế đòi hỏi những chiến lược quản trị, quản lý rủi ro được cân nhắc kỹ càng.

Cụ thể là kết nối với đúng mạng lưới và con người phù hợp để có cái nhìn và đánh giá về thị trường; có sự hiểu biết rõ ràng về chi phí và những biến động, thay đổi về mặt tiền tệ; thúc đẩy chuỗi cung ứng, cả với người mua và người cung cấp; thúc đẩy những thỏa thuận thương mại hiện có; tối ưu hóa nguồn vốn lưu động như một công cụ quản lý rủi ro và thanh khoản./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả