Liên minh 23 nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhiều khả năng chuẩn bị nâng sản lượng
Nhóm nước thuộc OPEC và các nước đồng minh cho rằng nhu cầu toàn cầu sẽ vẫn hồi phục trong năm nay, chỉ chịu tác động nhẹ từ việc có biến chủng Omicron mới.
Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh nhiều khả năng sẽ tăng thêm nguồn cung dầu bởi kỳ vọng nhiều hơn về triển vọng nhu cầu toàn cầu.
Theo Bloomberg, nhóm liên minh 23 nước dẫn đầu bởi Saudi Arabia và Nga nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì với mức tăng sản lượng ước tính 400.000 thùng/ngày. Đại diện một số phái đoàn nói rằng việc nâng sản lượng, dự kiến bắt đầu từ tháng 2/2022, sẽ vẫn được duy trì.
Nhóm nước thuộc OPEC và các nước đồng minh cho rằng nhu cầu toàn cầu sẽ vẫn hồi phục trong năm nay, chỉ chịu tác động nhẹ từ việc có biến chủng Omicron mới. Niềm tin của họ có căn cứ khi mà tần suất giao thông đi lại tại các nước tiêu thụ dầu chủ chốt ở châu Á vẫn ở mức rất caoo, ngoài ra, nguồn cung dầu thu hẹp tại Mỹ giúp đẩy giá dầu tăng vượt mức 80USD/thùng.
Chủ tịch quỹ tư vấn Rapidan Energy Group đồng thời là 1 cựu quan chức Nhà Trắng, ông Bob McNally, nhận định: “Thị trường có thể hấp thụ lượng dầu được cung cấp thêm ra thị trường, miễn rằng biến chủng Omicron và sự đi xuống của kinh tế vĩ mô không ảnh hưởng quá tệ hại đến nhu cầu”.
Theo khảo sát của Bloomberg với khoảng 16 chuyên gia và nhà đầu tư năng luộng, 15 chuyên gia tin rằng OPEC+ sẽ nâng sản lượng khi nhóm họp vào ngày thứ Ba. Các chỉ số về tiêu thụ năng lượng cho thấy lượng dầu cung thêm hoàn toàn có thể hấp thụ được khi mà dữ liệu gần đây cho thấy tần suất đi lại tại gần như tất cả các nước châu Á đồng loạt tăng.
Việc bổ sung thêm nguồn cung cũng cho thấy chính phủ Saudi Arabia vẫn quan tâm đến việc rủi ro lạm phát đang ảnh hưởng tiêu cực đến các khách hàng lớn nhất của họ. Trong tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi tăng cường sản xuất dầu nhằm hạ nhiệt giá xăng nội địa Mỹ.
Dù rằng động thái bất ngờ đó ban đầu được phía các nhà đầu tư cho rằng bi quan với giá dầu, Thái tử Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman đã giúp vực dậy tâm lý thị trường bằng việc nói rằng việc đáp ứng nhu cầu của thị trường chỉ là vấn đề kỹ thuật và rằng hoàn toàn có thể điều chỉnh giảm sản lượng trong thời gian ngắn nếu cần thiết.
Nhu cầu sử dụng năng lượng tại Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn nhất châu Á, trong những ngày gần đây đã cho thấy sự suy yếu trong bối cảnh nước này tiếp tục áp dụng chính sách không COVID-19 và thể hiện quan điểm cứng rắn với vấn đề ô nhiễm.
Dữ liệu từ các nhà cung cấp dữ liệu địa phương cho thấy tần suất đi lại của người dân giảm đi. Tại Mỹ, việc các hãng hàng không hủy chuyến bay đang trở nên ngày một phổ biến hơn, cho đến nay hơn 1.125 chuyến bay bị hủy khi mà số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng cao hơn.
OPEC ước tính rằng thị trường dầu thế giới đang trở lại trạng thái thặng dư, thực tế này sẽ vẫn duy trì trong những tháng tới khi mà nguồn cung dầu từ cả OPEC và các nước đối thủ vẫn không ngừng tăng. Khi mà lượng dầu dư thừa trên thị trường đạt mức 2,6 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2021, nhóm này sẽ có những cân nhắc.
Trưởng bộ phận phân tích về thị trường hàng hóa tại SEB AB, ông Bjarne Schieldrop, nhận định: “OPEC+ nhiều khả năng sẽ không từ bỏ quyền lực gây ảnh hưởng lên thị trường và để cho tồn kho tăng đáng kể”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận