24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thanh Cường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lao động đi làm việc ở nước ngoài sụt giảm mạnh

Thu nhập của người lao động giảm sút, kiều hối chuyển về nước được dự báo cũng sẽ giảm đáng kể so với năm 2019

Thông tin từ Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 9 tháng năm 2020 có 42.837 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giảm mạnh (59,1%) so với cùng kỳ năm 2019.

LAO ĐỘNG ĐƯA ĐI 9 THÁNG GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ

Tổng quan thị trường phân theo khu vực cho thấy, tại khu vực Đông Bắc Á, số lao động đi làm việc là 41.453 người, chiếm tỷ trọng 96,77% tổng số đưa đi, giảm 59,1% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lao động đi làm việc tại Đài Loan là 17.964 người, bằng 43,6% cùng kỳ năm trước, chiếm 43,33% số lao động đưa đi trong khu vực này và 41,93% so với tổng số lao động đưa đi trong 9 tháng . Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 1.996 người.

Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản là 22.195 người, giảm 48,6% so với số lao động đưa đi 9 tháng năm 2019, chiếm 53,54% số lao động đưa đi trong khu vực và chiếm 51,8% so với tổng số lao động đưa đi trong 9 tháng, bình quân mỗi tháng tiếp nhận 2.466 người.

Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 985 người, giảm 83,3% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 109 người. Lao động đi làm việc tại Ma Cao là 57 người, Hồng Kong 93 người và Trung Quốc 209 người.

Đối với khu vực Đông Nam Á, 9 tháng năm 2020 có 336 lao động Việt Nam đi làm việc, chiếm 0,7% tống số lao động đưa đi, giảm 33,37% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó chỉ có 4 thị trường tiếp nhận lao động đó là: Malaysia với 104 người; Phillippine tiếp nhận 32 người; Thái Lan tiếp nhận 1 người và Singapore với 199 lao động. Singapore cũng là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất trong khu vực này, chiếm 59, 22% số lao động đưa đi.

Với thị trường các nước khu vực Trung Đông, 9 tháng năm nay tiếp nhận được 200 lao động, chiếm 0,47% tổng số lao động đưa đi, giảm 81,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, chỉ có 3 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhưng với số lượng còn khiêm tốn, đó là Algieria 150 lao động; Qatar 1 người; Ả-rập Xê-út 49 người.

Khu vực Châu Âu, có 11 nước tiếp nhận với số lượng 713 người, chiếm 1,66% tổng số lao động đưa đi, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.

Một số nước tiếp nhận có số lượng đáng kể là Rumania 274 người, giảm 82,1% so cùng kỳ năm ngoái; Cộng hòa Síp 67 người; Ba Lan 57 người, giảm 62,5% so với cùng kỳ năm 2019; Slovakia 56 người, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước; Liên Bang Nga 25 người, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước; Hunggaria 7 người và Ucraina 1 người.

Năm 2020, khu vực này cũng đã mở thêm được một thị trường mới là Uzbekistan tiếp nhận 227 người, chiếm 31,8% tổng số lao động đưa đi trong khu vực.

Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 74 người, chiếm 0,17% tổng số lao động đưa đi. Trong đó Hoa Kỳ là 22 người, Micronesia 1 người, Seychelles 21 người; Marshall Island 21 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Với 26 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm 2020 thì chỉ có 2 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên là Đài Loan và Nhật Bản. Có 6 thị trường tiếp nhận trên 100 lao động, gồm Hàn Quốc, Rumania, Uzbekistan, Trung Quốc, Singgapor và Malaysia.

KIỀU HỐI GỬI VỀ NƯỚC SẼ GIẢM ĐÁNG KỂ

VAMAS đánh giá, trong năm 2020 do tác động của dịch Covid-19, số lao động đưa đi giảm đáng kể so với năm 2019, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam vẫn tập trung vào các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á, trong đó có quy mô lao động đưa đi lớn hơn cả là Nhật Bản và Đài Loan.

Riêng hai thị trường này có quy mô cung ứng lao động và thực tập sinh chiếm 96% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài của cả nước và chiếm 96,88% cung ứng lao động khu vực Đông Bắc Á.

Riêng thị trường khu vực Trung Đông, VAMAS cho rằng đã có xu hướng giảm mạnh so với năm 2019. Tương tự, thị trường các nước Đông Nam Á cũng có sự sụt giảm mạnh so với trước, đặc biệt riêng thị trường Malaysia có sự giảm đáng kể.

Trước đó, tại báo cáo khảo sát tình hình người lao động của doanh nghiệp ở nước ngoài bị tác động bởi dịch Covid –19, VAMAS cũng dự báo thời gian tới và sau khi hết dịch, nhiều khả năng hoạt động đưa người lao động sẽ tiếp tục bị tạm thời đóng cửa.

Thời hạn tái mở cửa thị trường có thể sẽ khó phán đoán do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như chủ trương của chính phủ Việt Nam và các nước.

Ngay cả khi hoạt động đưa người lao động được mở cửa trở lại thì về quy mô sẽ giảm sút nhiều so với cùng kỳ những năm trước. Sau khi vượt qua đại dịch thì việc khôi phục kinh tế, sản xuất không thể bình thường trong thời gian ngắn nên việc tuyển thêm người lao động mới sẽ là điều khó khăn.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ đứng trước vô vàn thách thức. Việc tuyển nguồn để cung ứng đơn hàng gặp khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu lao động lại phải chịu thêm áp lực từ phía người lao động, gia đình lao động than phiền về việc lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, phải về nước giữa chừng.

VAMAS nhận định, thu nhập của người lao động giảm sút, kiều hối chuyển về nước được dự báo sẽ giảm đáng kể so với năm 2019.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả