Lãnh đạo nữ giúp Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn
Trang Citywire Selector của Anh ngày7/2 cho rằng quỹ đạo tích cực về bình đẳng giới là lý do chính khiến Việt Nam trở thành nơi có nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Theo các nhà quản lý quỹ kỳ cựu ở thị trường cận biên, sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đang trên một lộ trình rất hứa hẹn. Đây là một trong những yếu tố giúp Việt Nam nổi bật hơn trong khu vực và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Mattias Martinsson, giám đốc điều hành của Tundra Fonder, cho rằng sự hiện diện của nữ giới trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao đầy triển vọng của Việt Nam có lẽ gắn liền với cội nguồn xã hội chủ nghĩa và điều này khuyến khích tất cả mọi người đóng góp và thành công. Martinsson, cũng là người vận hành quỹ Tundra Sustainable Frontier trị giá 300 triệu Euro với 20% dành cho đầu tư vào Việt Nam, nhấn mạnh: “Khi nói chuyện với phụ nữ Việt Nam, có thể cảm thấy niềm tin và sự kỳ vọng về một nền giáo dục tốt cũng như sự nghiệp tươi sáng. Phụ nữ Việt Nam muốn đảm đương tốt cả sự nghiệp và công việc gia đình. Nhiều người nói rằng họ cảm thấy lịch sử xã hội chủ nghĩa chi phối quan điểm của họ rằng phụ nữ có thể điều hành doanh nghiệp tốt như nam giới”.
Sandeep Srinivas, chuyên gia về thị trường cận biên của FIM Partners, cũng cho biết lịch sử của khu vực là yếu tố chính đằng sau việc phụ nữ nắm giữ các vai trò lãnh đạo cấp cao trong lực lượng lao động: “Một phần quan trọng khiến Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn về tỷ lệ tham gia của lao động nữ có thể bắt nguồn từ thời điểm những người đàn ông phải ra trận để bảo vệ đất nước. Phụ nữ đảm nhận các vị trí cấp cao hơn, song quan trọng nhất là vẫn tiếp tục tham gia lực lượng lao động, sau khi chiến tranh kết thúc".
Maryam Mughal, trưởng nhóm phát triển bền vững của FIM, xác nhận 44% thành viên hội đồng quản trị và gần 30% vai trò quản lý cao nhất của Vinamilk hiện do phụ nữ nắm giữ.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2020 về chênh lệch giới tính ở Việt Nam ủng hộ các ý tưởng do Martinsson và Srinivas đề xuất. Báo cáo tập trung nhiều vào việc tìm kiếm giải pháp cho tình trạng chênh lệch giới tính, bằng cách nêu bật các khu vực còn tồn tại định kiến về giới, song cũng đưa ra một số con số đầy hứa hẹn về “quỹ đạo” của đất nước.
Từ năm 2011 đến năm 2015, có 171.121 doanh nghiệp được thành lập tại TP.HCM, với 52.836 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc quản lý. Từ năm 2011 đến năm 2015, lực lượng lao động tăng với tốc độ hàng năm là 3,5% với 619.169 việc làm mới, 310.703 việc làm là do phụ nữ nắm giữ. Tính đến năm 2017, trong số 7,6 triệu dân sinh sống ở Hà Nội, 3,8 triệu người có việc làm với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 67,8% và tỷ lệ tham gia của nữ giới gần bằng nam giới. Ngày càng nhiều phụ nữ đạt được thành công khi tham gia quản lý quỹ.
Quỹ Vietnam Equity Ucits là quỹ đầu tiên của Việt Nam được Dragon Capital quản lý tích cực sau khi Dragon Capital ra mắt vào năm 2013. Vào thời điểm đó, quỹ này hoàn toàn do phụ nữ điều hành. Vào thời điểm ra mắt, tờ Financial Times đưa tin bà Quỳnh Lệ Yến, giám đốc danh mục đầu tư của quỹ Ucits, cho biết: “Phụ nữ ít chấp nhận rủi ro hơn nam giới và làm việc tập trung hơn. Nhiều công ty ở Việt Nam do phụ nữ điều hành hoạt động tốt hơn. Ông Martinsson cũng chia sẻ quan điểm này: “Các công ty do phụ nữ lãnh đạo thường ít biến động hơn".
Theo Citywire Selector
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận