24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
HUỲNH THẢO Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Làn sóng "Nam tiến" trong đầu tư bất động sản

Biên lợi nhuận cao, thanh khoản tốt trong khi giá bất động sản dễ tiếp cận hơn là những nguyên nhân chính thúc đẩy xu hướng “Nam tiến” của các nhà đầu tư bất động sản trong những năm vừa qua. 

Sau giai đoạn trầm lắng 2009 - 2013, thị trường bất động sản phía Nam nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ trên diện rộng, sôi động nhất phải kể đến các quận vùng ven TP HCM và các đô thị vệ tinh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai...

Đồng thời, thị trường bất động sản phía Nam còn có lợi thế lớn với đường bờ biển dài và đặc trưng khí hậu ôn hoà, thời tiết ít biến động, thuận lợi để phát triển loại hình bất động sản nghỉ dưỡng.

Trong khi đó, ở miền Bắc thị trường lại khá bình lặng với vài cơn sốt cục bộ ăn theo những biến động về quy hoạch, hạ tầng. Đối với miền Trung, chủ yếu phát triển loại bất động sản nghỉ dưỡng tuy có xu hướng tăng trưởng nhưng vẫn chưa thể đột phá.

Do đó, giới đầu tư miền Bắc và miền Trung có xu hướng tìm đến thị trường bất động sản phía Nam, từ đó hình thành làn sóng “Nam tiến” trong nhiều năm trở lại đây. Trong giai đoạn hiện nay, liệu làn sóng này có còn tiếp diễn và thị trường bất động sản phía Nam vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư?

Về vĩ mô

Với vai trò là đầu tàu của nền kinh tế, TP HCM đóng góp gần ¼ GDP cả nước, là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế. Hiện nay, sự phát triển của TP HCM không còn giới hạn ở địa giới hành chính mà đã và đang lan tỏa ra các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An... theo hiệu ứng vết dầu loang, kéo theo đó là sự lên ngôi của thị trường bất động sản các tỉnh vùng ven.

Bên cạnh đó, sự ra đời của TP Thủ Đức vào ngày 01/01/2021, không chỉ mang sứ mệnh góp 7% GDP cho cả nước, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội mà còn tiên phong phát triển thành một đô thị thông minh. Đây là mô hình “thành phố trong thành phố” đầu tiên ở nước ta, được kỳ vọng sẽ là cực tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế TP HCM và vùng phụ cận, kéo theo đó là sự tăng trưởng của thị trường bất động sản khu vực.

Cộng hưởng cùng mô hình “thành phố trong thành phố” là “thành phố sân bay” Long Thành. Việc hình thành sân bay quốc tế Long Thành kéo theo tham vọng biến Long Thành trở thành thành phố sân bay hiện đại, thúc đẩy giao thương quốc tế, thu hút đầu tư, phát triển bất động sản… Đây là dự án trọng điểm quốc gia được kỳ vọng sẽ làm thay đổi hoàn toàn diện mạo kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam nói riêng. Trong tương lai gần, Long Thành sẽ là lõi trung tâm của khu vực phía đông TP HCM.

Đồng thời, TP HCM là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá cao nhất khu vực Đông Nam Á, là hạt nhân lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã của các tỉnh thành lân cận. Trong tương lai “vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ bao gồm 8 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang và hạt nhân là TP HCM. Đây cũng là bát giác kim cương trong bất động sản khu vực phía Nam.

Về đầu tư công

Trong giai đoạn 2021 - 2025, đầu tư công đã và đang được đẩy mạnh để tạo nên sức bật cho nền kinh tế, tổng mức vốn kế hoạch đầu tư là 2.870.000 tỷ đồng với gần 5.000 dự án dự kiến triển khai, tăng hơn 40% so với con số thực hiện giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, khu vực phía Nam là nơi được Chính phủ ưu tiên nguồn vốn để đầu tư hạ tầng nhằm tạo ra những bước đột phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội.

Kế hoạch đến 2030, toàn bộ quy hoạch đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không đã được vạch ra chi tiết và từng bước triển khai với sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Sự đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ về cơ sở hạ tầng là đòn bẩy thu hút dòng vốn đầu tư bất động sản vào thị trường phía Nam, đặc biệt là những khu vực có sức bật mạnh, nhiều dư địa tăng trưởng.

Ngoài ra, hàng loạt các công trình trọng điểm quốc gia đang và sắp triển khai: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc TP HCM - Mộc Bài… là những cú hích trực tiếp tạo nên sự đột phá cho thị trường bất động sản phía Nam.

Về thu hút FDI

Nhiều năm qua, khu vực phía Nam được mệnh danh là "thỏi nam châm" thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong top 5 địa phịa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước, khu vực phía Nam góp mặt đến 4 cái tên: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt xếp hạng ở vị trí 1, 3, 4, 5. Từ đó, tạo động lực phát triển kinh tế và sức bật cho thị trường bất động sản khu vực.

Đồng thời, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn nhiều nhất trong cả nước với khoảng 140 khu công nghiệp trên tổng số 260 khu công nghiệp đang hoạt đang hoạt động của cả nước. Sự phát triển của các khu công nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy đô thị, tạo nên động lực tăng trưởng dài hạn cho thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, thương chiến Mỹ - Trung kéo dài từ năm 2018 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với giá lao động tăng cao đã tạo nên làn “sóng ngầm” dịch chuyển FDI khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, với lợi thế về về nhiều mặt, Việt Nam là một điểm sáng trên bản đồ FDI toàn cầu.

Đồng thời, dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đã gây ra đứt gãy mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu tại Trung Quốc, sự kiện này khiến cho nhiều tập đoàn đa quốc gia có nhà máy sản xuất tại đây áp dụng mô hình Trung Quốc +1, kéo theo đó là làn sóng FDI dịch chuyển đến Việt Nam ngày càng mạnh mẽ.

Song song với các yếu tố thời cuộc, Việt Nam đã và đang chủ động thực hiện các chính sách thu hút đầu tư. Trong năm 2020, với việc thu hút đến 16 tỷ USD, Việt Nam đã tăng 5 bậc để lần đầu tiên vươn lên xếp vị trí thứ 19 trong danh sách các nền kinh tế thu hút vốn nguồn vốn nhiều nhất thế giới.

Về nhân khẩu học

Ngoài xu hướng “Nam tiến” trong đầu tư bất động sản, sự phát triển kinh tế sôi động tại TP HCM và các tỉnh phía Nam đã và đang thúc đẩy lượng cư dân "Nam tiến" lập nghiệp, kéo theo đó là nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao.

Trong khi đó, quỹ đất tại TP HCM đã dần cạn kiệt, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, vết dầu loang đô thị ngày càng mở rộng, quy hoạch xây dựng những dự án hạ tầng trọng điểm kết nối giữa trung tâm về các tỉnh ngày càng được đẩy mạnh là điều kiện để thị trường bất động sản vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai, Long An,… phát triển mạnh mẽ. Điều này càng thúc đẩy các nhà đầu tư dịch chuyển về đây tìm kiếm cơ hội mới.

Như vậy, trong chu kỳ bất động sản 2021 - 2030, thị trường phía Nam vẫn là tâm điểm thu hút đầu tư, do đó là sóng “Nam tiến” sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Trên đây là quan điểm cá nhân của tôi về diễn biến của thị trường bất động sản trong thời gian sắp tới. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn tự đưa ra quyết định đầu tư cho mình.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả