Lằn ranh giới đỏ của trái phiếu doanh nghiệp - Cơ hội mới, rủi ro mới
Bộ Tài chính lại vừa tiếp tục cảnh báo rủi ro khi các Công ty Chứng khoán (CTCK), Ngân hàng (NH) đang có dấu hiệu chào mời Nhà đầu tư cá nhân (NĐTCN) nhỏ lẻ, không chuyên mua Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bằng mọi giá. Đặc biệt sau khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 17/6 đã “cấm cửa” đối tượng NĐT không chuyên mua bán TPDN phát hành riêng lẻ từ ngày 1/1/2021.
Có vẻ như các tổ chức tài chính, DN lại càng cố gắng tăng tốc chạy đua mời chào các NĐT thuộc nhóm này mua TP trước kỳ hạn trên, dù tốc độ này đã rất cao trong 2 năm qua. Và dù NĐT không chuyên vẫn có thể mua TPDN phát hành đại chúng với tiêu chuẩn, điều kiện cao hơn, công khai, minh bạch hơn nhưng khi đó nhà phát hành buộc phải tuân thủ nhiều thủ tục và quy định hơn sẽ rắc rối hơn cho họ dù điều này sẽ giúp cho các NĐT không chuyên an toàn hơn.
𝗟ãi suất 𝗧𝗣𝗗𝗡 𝗰𝗮𝗼 𝗰𝗵𝗼́𝘁 𝘃𝗼́𝘁 – 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗰𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 lãi suất 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗧𝗣𝗖𝗣
Thống kê của Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết trong 5 tháng đầu năm đã có 100 DN phát hành 580 đợt trái phiếu với tổng giá trị phát hành đạt gần 92.000 tỷ đồng tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm trước (năm 2019 cũng đã tăng tới 25% so với 2018) bất chấp dịch bệnh Covid-19 làm hạn chế các hoạt động kinh doanh đầu tư. Còn nếu tính tổng giá trị TPDN phát hành từ đầu năm 2020 đến hết tháng 6/2020 ước tính ở mức gần 160.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số lượng TPDN này thì các NĐTCN đã mua tới gần 22.700 tỷ đồng TPDN trên thị trường sơ cấp, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình chỉ hơn 9% của năm 2019. Tuy nhiên nếu tính cả sơ cấp và thứ cấp thì tỷ lệ NĐTCN đầu tư vào TPDN tăng tới gần 30%. Ngay cả các năm trước tỷ lệ mua cũng đứng dưới mức 10% cho thấy đây là một kênh mới cho các NĐTCN nhưng cũng phát sinh các rủi ro mới.
Tổng giá trị TPDN đang lưu hành hiện tại cũng đang hướng tới con số 800.000 tỷ, trong đó hơn một nửa TPDN là do các NH đang nắm giữ. Phần còn lại do các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ, tỷ lệ này đã tăng hơn 150% trong năm 2019 và khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020. Nổi bật trên thị trường TPDN là các DN lĩnh vực BĐS đã ồ ạt phát hành với tổng giá trị TPDN lên tới 45.590 tỷ đồng, tương đương khoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng gần 30% (trong số gần 160.000 tỷ TPDN phát hành từ đầu năm), đứng thứ hai sau TP được phát hành bởi các ngân hàng. Thị trường TPDN không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp mà cả thị trường thứ cấp cũng rất sôi động. Như lượng TPDN niêm yết trên sàn CK TPHCM (HSX) đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (tính đến hết 6/2020), tương ứng tỷ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm. Điều này cho thấy đây là một kênh đầu tư mới cho các NĐTCN bên cạnh các kênh truyền thống như CP, BĐS và vàng nhờ LS cao trong bối cảnh LS NH và cả LS Trái phiếu Chính phủ (TPCP) thì ngày càng hạ. Thậm chí LS TPCP ở nhiều kỳ hạn còn thấp hơn 3% - thấp nhất nhiều năm.
𝗥𝘂̉𝗶 𝗿𝗼 𝗹𝗼̛́𝗻 𝘁𝘂̛̀ 𝗧𝗣𝗗𝗡
Trong khi đó TPDN ngoài việc giao dịch sôi động thì đa số các DN đều có LS cao, hầu hết đều trên 10% (trừ TP được các TCTD như Ngân hàng phát hành thì thấp hơn – phổ biến quanh mức 5.5%-7.5%), nghĩa là gấp rưỡi cho đến gấp đôi LS tiền gửi tiết kiệm. Đặc biệt nhóm DN có LS cao tập trung vào nhóm DN BĐS trong tình thế mà BĐS đang bị các NH hạn chế cho vay. Do đó Bộ Tài chính cũng cho rằng không nên mua TP dựa trên tiêu chí LS cao vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư (bao gồm cả gốc và lãi) nếu DN phát hành gặp khó khăn. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Bộ khuyến nghị NĐT, đặc biệt là NĐTCN vì mức độ rủi ro từ những TPDN có LS đặc biệt cao. Như có nhiều công ty phát hành TP mà quy mô gấp hàng chục, hàng trăm lần vốn chủ sở hữu hay vốn điều lệ. Như năm 2019, Công ty CP đầu tư thương mại Hồng Hoàng tại TPHCM đã phát hành thành công hơn 1.400 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, với LS lên tới 20%/năm (mức kỷ lục) dù DN này chỉ mới thành lập từ cuối năm 2016 với số vốn điều lệ vỏn vẹn 5 tỷ đồng. NĐTCN cũng cần yêu cầu DN hoặc tổ chức phân phối cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, đặc điểm TP, quyền lợi, cam kết... để cân nhắc thật kỹ trước khi “xuống tiền”. Trong nhóm DN phát hành thì nhóm BĐS cũng là đông nhất và có LS cao nhất chiếm khoảng 1/5.
Không loại trừ việc các DN BĐS bị hạn chế nguồn từ NH nên chuyển sang kênh TP để vừa huy động vốn từ nhiều nguồn khác như các NĐT tổ chức, thậm chí là TCTD có thể không cho vay được (do hạn chế bởi quy định) nhưng vẫn có thể mua TP cũng là một hình thức cho vay khi hiện có hơn một nửa quy mô TPDN do NH nắm giữ. Tuy vậy với tình hình kinh tế dù có sự khởi sắc nhờ kinh tế trong nước mở cửa trở lại sớm nhưng TG vẫn có nhiều nước chưa thể mở cửa làm dòng vốn bị hạn chế cũng như trước dịch thì nhiều DN đặc biệt là DN BĐS đã kinh doanh gặp khó khăn khi mà nguồn cung lẫn cầu đều ảnh hưởng làm thanh khoản sụt giảm (số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Xây dựng, Hiệp hội BĐS, CBRE, Savills…). Do đó việc huy động vốn từ TPDN với LS cao để dễ thu hút vốn trong tình hình kinh tế và ngành đều yếu thì dù bên ngoài NĐT có lợi vì được hưởng lãi cao nhưng khả năng kinh doanh có lãi lớn của các DN BĐS và cả các DN khác (cũng trả LS cao nhưng thấp hơn nhóm BĐS) là một rủi ro mới cho chính cơ hội này.
Nếu so với TPCP thì TPDN được xem độ rủi ro cao hơn nhưng hiện nay mức này còn cao hơn nữa khi mà TPCP liên tục bán thành công với tỷ trọng cao 3 năm gần đây với LS ngày càng hạ (hiện ở các kỳ hạn chỉ trên dưới 3%, thấp nhất nhiều năm, thậm chí còn bằng một nửa so với vài năm trước). Mà mua TPCP thông thường chỉ có các tổ chức lớn mới tham gia cho thấy dù TPDN hấp dẫn nhưng chỉ thu hút được NĐTCN, các tổ chức thông thường với quy mô trung bình hoặc có tổ chức lớn nhưng họ chỉ mua hạn chế do mức độ rủi ro cao của TPDN trong tình hình hiện nay. Thông tin từ HNX cũng cho thấy, trong tháng 6 đã tổ chức 16 đợt đấu thầu TPCP, huy động được 32,594 tỷ đồng. Khối lượng trên là quy mô lớn hiếm thấy trong khuôn khổ một tháng và tăng tới 77.2% so với tháng 5. Trong đó 100% TP huy động được do Kho bạc Nhà nước phát hành với tỷ lệ trúng thầu thành công tháng 6 đạt tới gần 90% (trong khi những năm trước có thời điểm chỉ quanh mốc 50%). Đáng chú ý, bên cạnh quy mô huy động được lớn và tăng đột biến nói trên, lượng tiền lớn cũng dồn mạnh vào kênh này khi khối lượng đặt thầu gấp hơn 3 lần khối lượng gọi thầu và TPCP còn có sự tham gia của các NĐTNN khi họ mua ròng hơn 2,200 tỷ đồng.
𝗗𝘂̀ đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗻𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘀𝘂̛̣ 𝗵𝗼̂̃ 𝘁𝗿𝗼̛̣ 𝗻𝗵𝘂̛𝗻𝗴 𝗗𝗡 𝘃𝗮̂̃𝗻 𝗸𝗶𝗻𝗵 𝗱𝗼𝗮𝗻𝗵 𝗸𝗵𝗼́ 𝗸𝗵𝗮̆𝗻, 𝗸𝗵𝗮̉ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗮̉ 𝗻𝗼̛̣ 𝗯𝗮̂́𝗽 𝗯𝗲̂𝗻𝗵 𝗸𝗵𝗶𝗲̂́𝗻 𝗰𝗮́𝗰 𝘁𝗼̂̉ 𝗰𝗵𝘂̛́𝗰 𝗹𝗼̛́𝗻 𝗻𝗵𝘂̛ 𝗡𝗛 𝗹𝗼…𝗻𝗴𝗮𝘆 𝗻𝗴𝗮́𝘆 𝘃𝗶𝗲̣̂𝗰 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂 𝗵𝗼̂̀𝗶 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝘃𝗼̂́𝗻 đ𝘂̛̀𝗻𝗴 𝗻𝗼́𝗶 𝘁𝗼̛́𝗶 𝗰𝗮́𝗰 𝗸𝗵𝗮̉ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂 𝗵𝗼̂̀𝗶 𝘁𝘂̛̀ 𝗰𝗮́𝗰 𝗡Đ𝗧𝗖𝗡 𝗻𝗵𝗼̉ 𝗹𝗲̉ 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̂𝗻
Ngoài việc hoạt động kinh doanh bị hạn chế bởi dịch bệnh, nhu cầu chủ yếu từ nội địa nên LN từ DN rất khó mà có thể duy trì được như những năm trước chưa nói đến việc thua lỗ. Như thế việc có tiền đã trả lãi cho các NĐT TP là một câu hỏi lớn khi các TP này đến hạn hay các cam kết mua lại. Rủi ro kinh doanh này có thể đánh giá từ niềm tin của ngành NH (xương sống của nền kinh tế và TTCK, nơi cung cấp vốn hay còn được xem là “bầu sữa” cho nền kinh tế) trong hoạt động kinh doanh của chính họ và KH của họ ngày một giảm đi. Niềm tin này từ TG tới VN đều sụt giảm. Cụ thể như Mỹ chỉ số tâm lý hàng quý do Hội nghị Các giám sát viên Ngân hàng Tiểu bang (CSBS) cho thấy cộng đồng NH khá bi quan. Chỉ số này hiện chỉ ở mức 90, thấp hơn nhiều so với mức trung lập 100 và thua xa mức 122 ở năm ngoái.
Còn theo kết quả của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của TCTD quý III/2020 của NHNN Việt Nam công bố cho biết đã ghi nhận 2 quý liên tiếp các TCTD đánh giá tình hình kinh doanh toàn hệ thống đều sụt giảm. Nguyên nhân do mức độ rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng (KH) tăng lên khi điều kiện kinh doanh cũng như tài chính của KH và cầu của nền kinh tế đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng suy giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao vì khả năng nợ xấu có thể tăng lên, dự kiến ảnh hưởng lớn tới doanh thu & lợi nhuận của toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2020.
Minh chứng là hiện tượng hàng loạt các NH ồ ạt bán giải chấp BĐS cầm cố, không thiếu trường hợp bán 4-5 lần, mỗi lần hạ giá bán 5-10%, thậm chí cá biệt có BĐS, tài sản rao bán hàng chục lần vẫn chưa bán được như BIDV Phú Tài bán khoản nợ của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và gói nợ của 95 KHCN có liên quan, có tổng dư nợ hơn 2,700 tỷ đồng với giá chỉ…800 tỷ, “đại hạ giá” lần thứ…11, đồng nghĩa với NH sẽ mất gần 2.000 tỷ đồng. Hay BIDV Thành Nam bán đấu giá tài sản của công ty Thúy Đạt lần thứ…25. Ngoài ra hệ thống TCTD đã thực hiện giảm giá bình quân sản phẩm, dịch vụ để hỗ trợ KH gặp khó khăn, giữ ổn định xu hướng này đồng thời giảm mặt bằng giá sản phẩm, dịch vụ đến hết 2020. Điều này dĩ nhiên sẽ tác động lớn đến KQKD của NH cũng như KH chính là các DN.
Mức độ rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng trong quý II/2020 được nhận định tiếp tục chiều hướng “tăng”, với hơn 25% TCTD nhận định rủi ro tổng thể của khách hàng hiện tại ở mức "khá cao”. Mức độ rủi ro có dấu hiệu tăng nhẹ ở tất cả các nhóm KH, đặc biệt là nhóm khách hàng là CTCP, TNHH, DNTN và cả nhóm khách hàng là DN vừa và nhỏ. Có tới hơn 52% TCTD lo ngại mức độ rủi ro chung của các nhóm KH tăng lên so với năm trước. Khảo sát cũng cho thấy các TCTD hạ mức dự báo về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2020 ở 2 kỳ điều tra liên tiếp thậm chí KQKD trong quý II/2020 tiếp tục được đánh giá suy giảm hơn.
𝗡Đ𝗧𝗖𝗡 𝗻𝗲̂𝗻 𝘁𝗶̀𝗺 𝗰𝗮́𝗰𝗵 𝗯𝗮̉𝗼 𝘃𝗲̣̂ 𝗺𝗶̀𝗻𝗵 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛́𝗰
Do vậy đầu tư TPDN thì các NĐT cũng nên phân tích như khi đầu tư CP, việc này sẽ gia tăng sự an toàn cũng như lợi nhuận cho chính mình bên cạnh các quy định của pháp luật. Nghĩa là vẫn phải đánh giá tình hình DN, hiệu quả của các dự án, khả năng trả nợ, năng lực Ban Lãnh đạo… Sau đó là chính sách cho sản phẩm TP như cam kết mua lại trước hạn (nếu có), các mức phí phải chịu. Cần lưu ý trong một số trường hợp, mức phí bán lại trái phiếu trước hạn có thể ăn mòn hết phần chênh lệch với LS tiền gửi. Cuối cùng nếu NĐT không chuyên cảm thấy quá phức tạp hoặc đơn giản chỉ muốn tối ưu lợi ích thì có thể ủy thác cho các NĐT chuyên nghiệp như tổ chức tài chính, Quỹ…thực hiện thay mình.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận