menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Học

Lần đầu lên tiếng sau khi rời beGroup, cựu CEO Trần Thanh Hải chỉ ra 2 vấn đề be phải "vật lộn" với Grab: Chúng tôi bỏ ra 1.000 - 2.000 tỷ, thì họ sẵn sàng "vứt" vào thị trường 3.000 tỷ!

Doanh nghiệp Việt chỉ có thể cạnh tranh với ông lớn nước ngoài bằng vốn khi không có cơ chế công bằng. Mà thế nào được gọi là công bằng? Một chuyện vui về công bằng mà nguyên CEO beGroup Nguyễn Thanh Hải từng kể: Có 2 anh chơi trò leo lên tầng 2 bằng thang. Một người dùng thang leo lên trước, sau đó đưa ra luật chơi gọi là "công bằng" với tất cả là: từ giờ mọi người sẽ leo lên mà không dùng thang…

"2 năm vừa qua chúng tôi rất vất vả cạnh tranh với đối tác nước ngoài", cựu CEO Nguyễn Thanh Hải lần đầu lên tiếng sau khi rời beGroup. Ông Hải rời doanh nghiệp gọi xe mình sáng lập vào ngày 24/12 năm ngoái.

Hai vấn đề mấu chốt khiến be vật lộn đấu với Grab mà ông Hải chỉ ra là Chính sách và Vốn, chứ không phải sự đón nhận của thị trường.

"Thị trường đón nhận nhiệt liệt. Năm nay bọn tôi có bỏ ra 1.000 - 2.000 tỷ đồng, họ sẽ "vứt" vào thị trường 3.000 tỷ. Lúc ấy cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, cực kỳ khó khăn. Tôi không ủng hộ bảo hộ, cái quan trọng chúng ta đề cập tới là sân chơi công bằng, nhưng thế nào là công bằng? Không thể nói thị trường công bằng khi một ông cầm 1 tỷ USD vào thị trường, tổng các ông trong nước cầm 500 triệu USD".

Lần đầu lên tiếng sau khi rời beGroup, cựu CEO Trần Thanh Hải chỉ ra 2 vấn đề be phải "vật lộn" với Grab: Chúng tôi bỏ ra 1.000 - 2.000 tỷ, thì họ sẵn sàng "vứt" vào thị trường 3.000 tỷ!

"Làm be, tôi luôn nói trong suốt 2 năm qua: Tài xế là người Việt, xe là của người Việt, đường sá đi lại là đất Việt, xăng đổ là của người Việt, tiền trả bằng Việt Nam đồng, tại sao chúng ta lại bị phụ thuộc vào "tay chơi" nước ngoài?", ông Hải chia sẻ tại tọa đàm chính sách "Ứng dụng Kinh tế Nền tảng Số tăng sức cạnh tranh cho Việt Nam" do do UPGen phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức.

Hai vấn đề mấu chốt khiến be vật lộn đấu với Grab mà ông Hải chỉ ra là Chính sách và Vốn, chứ không phải sự đón nhận của thị trường

Đồng tình với ý kiến của ông Hải, ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT UPGen Việt Nam, chia sẻ trong quá trình hoạt động thực tế, doanh nghiệp ông gặp khá nhiều khó khăn, mà một trong những khó khăn lớn nhất là khả năng cạnh tranh về mặt nguồn vốn.

"Khi tiềm lực tài chính không phải yếu tố phù hợp để cạnh tranh, chúng ta buộc phải sử dụng nhiều yếu tố khác, từ sáng tạo, công nghệ đến các yếu tố "local" - đặc điểm của thị trường địa phương - nơi mà theo chúng tôi, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một sân chơi công bằng".

Lần đầu lên tiếng sau khi rời beGroup, cựu CEO Trần Thanh Hải chỉ ra 2 vấn đề be phải "vật lộn" với Grab: Chúng tôi bỏ ra 1.000 - 2.000 tỷ, thì họ sẵn sàng "vứt" vào thị trường 3.000 tỷ!
"Một sân chơi công bằng không có nghĩa tất tần tật mọi thứ giống nhau, khi một công ty nước ngoài có thể bỏ vào thị trường một vài tỷ USD thì doanh nghiệp Việt khó có thể cạnh tranh bằng tiền. Vì vậy, vai trò của Chính phủ rất quan trọng trong việc tạo cơ chế, khung pháp lý… để làm sao các doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc tạo ra giá trị tương lai thay vì dùng tiền của hiện tại để cạnh tranh", ông Nam nhấn mạnh.

Câu chuyện công bằng được ông Nam thuật lại lời ví von của ông Hải: Có 2 anh chơi trò leo lên tầng 2 bằng thang. Một người dùng thang leo lên trước, sau đó đưa ra luật chơi gọi là "công bằng" với tất cả là từ giờ mọi người sẽ leo lên mà không dùng thang.

"Cái đó không phải công bằng. Tạo sân chơi công bằng và cạnh tranh công bằng là điều quan trọng để tạo ra nhiều doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp đều phải tập trung vào việc tạo giá trị cho xã hội mà người hưởng lợi cuối cùng là xã hội, là người dân", ông Nam khẳng định.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành kể chuyện kinh tế nền tảng số: Đường Tăng mất 15 năm, Con đường tơ lụa mất hàng trăm năm nhưng giờ con người chỉ cần một tích tắc để trao đổi thông tin

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại