menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Văn Trọng

'Làm việc 48 giờ một tuần đã lỗi thời'

'Xác định không còn làm ngày thứ bảy nữa, nên nhân viên công ty tôi cứ hễ đến chỗ làm là tập trung làm việc ngay vì sợ không kịp'.

"Từ khi công ty tôi không làm thứ bảy, hiệu quả công việc không những không giảm mà còn tăng lên. Do đã xác định không còn làm ngày thứ bảy nữa nhưng kế hoạch công việc vẫn không thay đổi và chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm vẫn giữ nguyên nên mọi người đều cố gắng giải quyết công việc cho xong từ trong tuần. Bù lại nhân viên lại được nghỉ xả hơi hai ngày cuối tuần để lấy lại sức.

Do vậy, tôi cho rằng nếu giảm giờ làm, hiệu quả công việc trong tuần sẽ tăng lên, bù lại cho nghỉ ngày thứ bảy, cảm giác khỏe và thoải mái hơn. Thêm nữa, việc này còn tạo cảm giác tuần làm việc ngắn hơn, chưa làm gì đã thấy sắp hết tuần nên vô tình tăng sự tập trung, quyết tâm xử lý công việc trong tuần, từ đó cứ hễ đến chỗ làm là nhân viên tập trung lo làm việc vì sợ không kịp thời gian".

Đó là chia sẻ của độc giả Anhtuan xung quanh đề xuất của Công đoàn Việt Nam về việc nghiên cứu giảm giờ làm việc của lao động trong doanh nghiệp dưới 48 giờ mỗi tuần, tiến tới 40 giờ, bằng với khu vực nhà nước. Tổ chức này kiến nghị Chính phủ giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, cùng các bộ ngành sớm nghiên cứu giảm giờ làm của lao động, đảm bảo công bằng với khu vực hành chính nhà nước (40 giờ). Mục tiêu để lao động nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lực, chăm lo cho gia đình.

Đồng tình với quan điểm giảm giờ làm việc cho lao động khối doanh nghiệp, bạn đọc Engineer nhận định: "Làm việc 48 tiếng một tuần đã quá lạc hậu rồi. Hiện nay, tôi chỉ còn thấy các công ty cho nhân viên thứ bảy lên công ty cho có là chính, chứ ngay từ thứ năm, thứ sáu đã thấy rõ sự uể oải của người lao động. Làm nghỉ thứ bảy, con người sẽ thấy cuộc sống khác hẳn, yêu công việc và tràn đầy năng lượng cho gia đình. Còn nếu phải làm cả thứ bảy, cuộc sống sẽ như một bóng ma vật vờ".

"Công việc có làm mãi cũng không hết. Một số công ty ở khu công nghiệp cạnh công ty tôi hiện nay cho công nhân làm tăng ca không hưởng lương thêm vài tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, đến thứ bảy công nhân không cần đi làm. Tôi thấy như vậy khá là hợp lý. Ngày thứ bảy và chủ nhật ai cũng cần nghỉ ngơi, thư giãn, dành cho gia đình và lắng lại bản thân", độc giả Nguyen nói thêm.

Đồng nghiệp 'nhây' giờ làm việc

So sánh với các nước áp dụng làm việc 44 giờ, thậm chí 40 giờ mỗi tuần, bạn đọc Toidayxaxoi bình luận: "Nhìn ra thế giới sẽ thấy những nước có giờ làm việc thấp đều là những nước giàu. Như vậy, không có nghĩa là cứ đè ra làm việc nhiều giờ thì sẽ nhanh giàu, trong khi đồng lương của người lao động vẫn nhiêu đó. Điều đó cho thấy phục hồi sức lực sẽ giúp làm việc hiệu quả hơn là cứ lao động thật nhiều. Mặt khác, người lao động cũng cần có nhiều thời gian cho gia đình và có thêm thời gian để tạo nguồn thu khác, như vậy mới kéo kinh tế đi lên được".

Ủng hộ quan điểm giảm số giờ làm việc cho lao động khối doanh nghiệp, độc giả Lưu Kim Ngân nhấn mạnh: "Nên giảm số giờ làm việc trong tuần cho người lao động về mức 44 giờ, tương đương 5,5 ngày làm việc mỗi tuần. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần tăng số ngày nghỉ lễ trong năm lên 20 ngày. Trong đó, Tết âm lịch, người lao động nên được nghỉ ít nhất 10 ngày. Vì hiện nay, dù cho nghỉ hay không thì phần lớn người lao động cũng đều tìm cách nghỉ trong tuần. Ngay cả những người đi làm sớm thì giải quyết cũng không hiệu quả".

Đánh giá thiệt - hơn từ đề xuất giảm số giờ làm việc của lao động doanh nghiệp, bạn đọc Cuonggs phân tích: "Nếu giảm số giờ làm việc bắt buộc thì công nhân sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi hoặc tăng ca (với lương gấp đôi, gấp ba lần) nếu muốn. Hơn nữa, giảm giờ làm cũng không hề liên quan đến giảm năng suất hay của cái vật chất làm ra. Thậm chí, tôi nghĩ còn ngược lại, đó sẽ là động lực để những người muốn tăng ca có thêm cơ hội tăng thu nhập, còn những người không thích tăng ca có thể tham gia nhiều hơn vào các ngành kinh tế khác, như du lịch, giải trí, tiêu dùng... Những cái đó đều lợi ở tầm vĩ mô.

Giảm giờ làm cũng không làm gián đoạn ngành sản xuất, vì nhà máy vẫn làm việc bình thường nhưng với chế độ lương tăng ca thêm 8 tiếng/tuần. Nó chỉ gây thiệt hại duy nhất, đó chính là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp. Họ sẽ phải trả lương nhiều hơn (thời gian tăng ca) cho người lao động. Đồng nghĩa với việc nhân công của ta sẽ tăng giá, mất lợi thế cạnh tranh giá rẻ, và giảm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Thế nên, các Bộ ban ngành sẽ tính toán kỹ để hài hòa lợi ích các bên. Cùng với đó, chúng ta cần chuyển dịch theo hướng nâng cao tay nghề lao động, phát triển kinh tế tri thức, chứ không phải sản xuất thông thường nữa. Khi những thứ này tăng lên thì giờ làm sẽ tự khắc được giảm xuống. Tất cả đều cần thời gian để điều chỉnh, nên cũng không thể đòi hỏi giảm giờ làm xuống 40 giờ mỗi tuần ngay được".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại