24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Tiểu Màn Thầu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Làm thế nào SVB có thể sụp đổ chỉ trong vỏn vẹn 48 tiếng đồng hồ?

SVB Financial Group đã mua vào một trong những tài sản an toàn nhất trong thế giới tài chính. Vậy thì tại sao ngân hàng này lại có thể sụp đổ chỉ trong 2 ngày.

Vì đâu ra nông nỗi này?

SVB Financial là công ty mẹ của Silion Valley Bank (SVB), ngân hàng phục vụ rất nhiều startup và các công ty đầu tư mạo hiểm ở thung lũng Silicon. SVB được thành lập năm 1983 và ngay từ khi ra đời đã chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho những công ty khởi nghiệp công nghệ.

Trong đại dịch, các khách hàng này đã thu về rất nhiều tiền mặt, dẫn đến bùng nổ lượng tiền gửi tại SVB. Cuối quý I/2020, ngân hàng này chỉ có tổng cộng hơn 60 tỷ USD tiền gửi nhưng đến cuối quý I/2022 con số đã tăng vọt lên 200 tỷ USD.

Trong 5 năm qua, quy mô của SVB đã tăng gấp 4. Cuối năm ngoái giá trị vốn hóa của tập đoàn này đạt hơn 40 tỷ USD.

SVB đã làm gì với số tiền gửi đó?

SVB Financial đã bỏ ra hàng chục tỷ USD để mua loại 2 loại tài sản vẫn được coi là an toàn nhất: trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dài và các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp được chính phủ hậu thuẫn. Quy mô danh mục chứng khoán của SVB tăng từ 27 tỷ USD trong quý I/2020 lên khoảng 128 tỷ USD tính đến cuối năm 2021.

Dự định ban đầu của SVB là gì?

Ngày 8/3, ngân hàng cho biết đã bán ra một lượng lớn trái phiếu, trị giá 21 tỷ USD ở thời điểm bán ra, và lỗ khoảng 1,8 tỷ USD (sau thuế). Mục đích là để “thiết lập lại” mặt bằng lãi suất thu được trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng, đồng thời tăng cường sức khỏe bảng cân đối kế đoán để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi cũng như tài trợ cho các khoản vay mới.

Ngoài ra SVB cũng huy động thêm 2,25 tỷ USD vốn mới.

Tại sao kế hoạch đổ bể?

Sau khi đưa ra thông báo vào tối 8/3, cổ phiếu SVB đã lao dốc mạnh, khiến việc huy động vốn mới càng trở nên khó khăn hơn và cuối cùng ngân hàng buộc phải hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu. Một số công ty đầu tư mạo hiểm bắt đầu khuyên các công ty trong danh mục hãy rút tiền gửi khỏi SVB.

Điều gì xảy ra với tiền gửi của khách hàng?

Rất nhiều khoản tiền gửi đủ lớn để không thuộc diện được Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) bảo lãnh. Theo thông báo của SVB, tính đến cuối năm 2022, tổng cộng có tới 151,5 tỷ USD tiền gửi thuộc về các khoản có quy mô vượt quá giới hạn bảo hiểm của FDIC.

Hôm qua (10/3), FDIC thông báo chậm nhất là đến sáng thứ hai tuần sau khách hàng của SVB sẽ được tiếp cận đầy đủ các khoản tiền gửi được bảo hiểm. Cơ quan này vẫn chưa thống kê được lượng tiền gửi không được bảo hiểm là bao nhiêu. Tuy nhiên, trong tuần tới những người gửi tiền không được bảo hiểm sẽ nhận được 1 khoản trả trước. Đối với các trường hợp còn lại sẽ nhận được 1 loại giấy xác nhận họ là người được chia tiền sau khi FDIC thanh lý các tài sản của SVB.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả