menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồ Trọng Lai

Làm thế nào để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp (phần 2)

Trong phần 1, chúng ta biết rằng để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp có 7 điểm. Trong phần 2 này tôi sẽ đề cập đến 2 mục đầu tiên đó là hiểu và xác định rõ mục đích, mục tiêu đầu tư và xây dựng các nguyên tắc riêng của mình.

HIỂU MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MỤC TIÊU ĐẦU TƯ.

Rất nhiều bạn khi tham khảo ý kiến của tôi về nên đầu tư vào cái gì và không ít người ngạc nhiên khi tôi hỏi họ cụ thể về mục đích đầu tư của họ là gì. Đa phần ai cũng cho rằng mục đích khi đầu tư chẳng phải là để kiếm tiền hay sao? Đúng. Nhưng muốn kiếm tiền nhiều ít ra sao thì không phải ai cũng giống ai. Vậy việc kiếm một số tiền 10, triệu 100 triệu, 1 tỷ hay 100 tỷ có giống nhau không? Chắc chắn là không.

Nên nhớ rằng, trong tài chính có một quy luật luôn đúng đó là :" high risk - high return" có nghĩa là rủi ro cao thường đi đôi cùng lợi nhuận cao và ngược lại. Trên thế gian này chẳng có điều gì dễ ăn mà không có rủi ro.

Vì thế cho nên, mục đích kiếm tiền của bạn sẽ quyết định mục tiêu về số tiền bạn phải kiếm là bao nhiêu. Chính điều này là cơ sở để quyết định bạn phải làm gì khi đầu tư. Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền thì bạn phải chấp nhận việc rủi ro cao, thậm chí là ăn cả ngã về không.

Thông thường, tùy theo mục đích kiếm tiền của cá nhân mà các nhà đầu tư lựa chọn theo đuổi một trong 3 mục tiêu như sau:

- Mục tiêu tăng trưởng vốn (Capital Appreciation) : Là mục tiêu khi nhà đầu tư mong muốn danh mục đầu tư của họ phải gia tăng giá trị trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. Thí dụ nhằm đáp ứng nhu cầu mua xe, mua nhà, ...

- Mục tiêu tạo thu nhập thường xuyên (Current Income): khác với mục tiêu tăng trưởng vốn, đây là mục tiêu khi các nhà đầu tư muốn tạo ra các khoản thu nhập thường xuyên để có thể trang trải các chi phí sinh hoạt trong đời sống.

- Mục tiêu bảo toàn vốn (Capital preservation): đây là mục tiêu của các nhà đầu tư không bị áp lực về tăng trưởng vốn hay tạo thu nhập nhưng cái mà họ muốn là tối thiểu hóa rủi ro. và duy trì được giá trị thực của khoản đầu tư. Những nhà đầu tư với phần vốn vay, mượn.v.v. thường quan tâm đến mục tiêu này trên hết.

Vậy đó, muốn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, thì trước khi quyết định đầu tư vào cái gì thì hãy ngồi xuống trả lời cho câu hỏi mục đích của việc đầu tư của bạn là gì? bạn muốn kiếm số tiền lớn như thế nào? bạn chấp nhận rủi ro ra sao? Mục tiêu của bạn khi đầu tư thuộc dạng nào? ưu tiên cái nào: tăng trưởng vốn, tạo thu nhập thường xuyên hay bảo toàn vốn? hay là hỗn hợp máy thứ này?

NGUYÊN TẮC TUÂN THỦ

TẠI SAO CẦN PHẢI XÂY DỰNG CÁC NGUYÊN TẮC TUÂN THỦ?

Khi nói đến đầu tư, thì chắc ai cũng nhớ ngay đến Warren Buffett- nhà đầu tư vĩ đại của mọi thời đại và một trong những điều giúp Ông thành công đó là chính là Ông luôn tuân thủ những nguyên tắc đã đề ra.

Phàm làm gì cũng cần có những nguyên tắc để tuân thủ. Nó như là cái la bàn để giúp cho chúng ta định hướng đúng để không bị lạc đường. Nhất là trong những tình huống mà thị trường hoảng loạn, các nguyên tắc này được ví như là một cuốn cẩm nang nhằm giúp chúng ta bớt bị tác động bởi số đông hoặc bệnh FOMO. Trong chiến lược, các nguyên tắc này được xem như là các giá trị cốt lõi mà từ đó chi phối các quyết định, chính sách của Doanh nghiệp.

Thường thì mỗi người sẽ có các nguyên tắc khác nhau, sau đây là 7 nguyên tắc người ta hay dùng.

Nguyên tắc thứ nhất: Như đã đề cập, trong tài chính có một nguyên tắc luôn luôn đúng đó là “high risk high return –

Đây là nguyên tắc cốt lõi dùng làm nền tảng để từ đó xây dựng các chiến lược và chiến thuật kinh doanh và cũng dùng để đánh giá các sự việc và để chúng ta cân nhắc khi ra các quyết định.

Nên nhớ rằng không có bữa ăn nào miễn phí. Nếu một việc được cho là có lợi nhuận cao thì ắt hẳn nó luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Vì vậy, nếu ai đó nói với chúng ta rằng:” đây là mô hình không rủi ro hoặc rủi ro ít nhưng lợi nhuận cao” thì cần xem lại.

Hầu hết các trường hợp lừa đảo đều dùng cái bẩy lợi nhuận cao để đánh vào lòng tham của con người.

Ngược lại, nếu bạn đã chấp nhận với rủi ro cao thì nếu như có được thành công thì lợi nhuận phải cao, còn nếu cái bạn sẽ có được lại không cao thì rõ ràng là không đáng hoặc không cân xứng với những rủi ro mà bạn phải chịu.

Thí dụ bạn chấp nhận bỏ ra một số tiền và biết được rủi ro là bạn có thể bị mất trắng lên đến 90% vậy nếu thành công thì lợi nhuận có được phải là gấp 10, thậm chí gấp 100 lần mới đáng cho bạn đánh liều như thế. Đây là một nguyên tắc giúp bạn cân nhắc giữa được và mất và cũng giúp bạn nên làm gì để đạt được mục tiêu. Bạn muốn kiếm tiền nhiều x10, x50 hay x100 mà bạn lại muốn ăn chắc măc bền, chắc cú,... thì coi như đây là nhiệm vụ bất khả thi.

Nguyên tắc thứ hai: Phải luôn tuân thủ các nguyên tắc về chốt lời và cắt lỗ đã đề ra. Thị trường mua bán (trade) nào cũng vậy, cho dù là chứng khoán hay coin đều là nơi mà người chơi phải đấu tranh giữa lòng tham và nỗi sợ hãi.

Warren Buffett có một câu nói để đời: “Be fearful when others are greedy and greedy only when others are fearful.” nghĩa là “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi.”

Muốn làm được điều này, bạn phải đề ra các nguyên tắc về chốt lời và cắt lỗ. Nên nhớ rằng chỉ có chốt lời thì đó mới là lời thật. Nhưng khi thị trường đang lên thì lòng tham thường khiến mọi người kiếm lời thêm. Ai cũng nghĩ, mình sẽ chốt ngay khi thị trường quay đầu. Nhưng có ai biết rằng, khi đó mọi người cùng chốt nên có muốn chốt cũng khó.

Ngược lại khi thị trường đi xuống, nỗi sợ hãi khi thấy tiền đang mất khiến bạn tự nhũ hay mình chờ thêm tí nữa biết đâu thị trường quay đầu? Nhưng bạn có biết đâu khi mất nhiều quá sẽ khiến cho bạn có tâm lý buông xuôi và không bao giờ cắt lỗ vì bạn sẽ tự an ủi mình là khi nào bán thì mới thật sự là lỗ.

Vì thế hãy đề ra cho mình một nguyên tắc: lời bao nhiêu % thì chốt, lỗ bao nhiêu % thì phải cắt. Cần nhớ rằng không có một công thức nào luôn đúng và áp dụng chung cho tất cả. Nhưng có một điểm chúng đó là nguyên tắc high risk- high return. Bao nhiêu % thì tùy mỗi người và tùy bản lĩnh chịu đựng của bạn. Nguyên tắc này có thể thay đổi theo thời gian và tùy theo mục tiêu đầu tư của bạn. Khi bạn có mục tiêu kiếm cơm, thì lời 20% thì có thể chốt. Nhưng muốn kiếm tiền lớn thì có khi phải lên đến 100%, 200% thì mới chốt.

Nguyên tắc thứ 3: Khi thị trường lên chỉ nên chú ý đến giá trị của khoản đầu tư, và khi thị trường xuống chỉ nên chú ý đến số cp bạn đang nắm.

Chúng ta nên hiểu điều này ra sao?

Nhiều bạn khi đề ra nguyên tắc chốt lời, thí dụ 30%. Giả sử đầu tiên bạn có $1000 và bạn đầu tư vào coin X với giá $10/ coin. Bạn có 100 coin X. Khi X đi lên đến giá $13, bạn chốt lời và được $1300 (lãi $300.) nhưng X lại tiếp tục đi lên $14, $15. Bạn nghĩ rằng mình đã quyết định sai và bạn không dám mua vào cho dù rằng tín hiệu từ thị trường, từ phân tích kỹ thuật cho thấy X có khả năng đạt $18. Đây là tâm lý bình thường của dân không chuyên nghiệp. Phải phải nhớ rằng, với hành động chốt tại giá $13, bạn mới thật sự có lời 300. Lúc này quỹ của bạn đạt giá trị $1300. Hãy nhìn vào giá trị khoản đầu tư đạt được, đừng nhìn vào số cp ban đầu.

Tại thời điểm chốt, không ai nắm chắc được X sẽ lên hay xuống. Nhưng hành động chốt lại cụ thể hóa việc lời thật sự và gia tăng giá trị quỹ đầu tư lên 1300. Giã sử tại thời điểm X có giá 15, nhưng bạn chắc rằng X sẽ lên $18. Vậy, nếu bạn lại đầu tư vào X, bạn sẽ có 86,66 coin X. Nhưng nếu mọi việc diễn ra như dự đoán và bạn chốt lần 2 tại giá 19. Khi đó giá trị của quỹ đầu tư là $1646. Nếu bạn chỉ nhìn vào giá của X thì bạn sẽ không bao giờ tiếp tục mua vào ở mức giá 15 sau khi đã chốt lời ở mức giá 13.

Vậy, khi thị trường đi lên, hãy nhìn vào khả năng gia tăng giá trị của quỹ đầu tư để quyết định chứ đừng nhìn vào giá cp.

Ngược lại, khi thị trường đi xuống và củng thí dụ trên, bạn có 100 coin X ở giá 10. Nhưng thị trường không lên mà lại tụt xuống, thí dụ giá X lúc này chỉ còn 8. Bạn cắt lỗ ở mức 20%. Quỹ của bạn còn $ 800. Nhưng X lại trên đà tụt xuống, bạn không biết ở đâu là đáy, nên không dám bắt. Nhưng nếu bạn có hiểu biết về phân tích kỹ thuật và tại ngưỡng giá $7, bạn chắc X sẽ có khả năng hồi phục lúc này, nếu bạn dám mua vào thì với $800 sau khi cắt lỗ bạn sẽ có 114.28 coin X. Nghĩa là số coin đã tăng 14,28 % so với lúc đầu.

.

Nguyên tắc thứ 4: Trứng không bao giờ để trong một rổ. Đây là một nguyên tắc để quản lý rủi ro. Bạn không nên dồn tất cả những gì mình có để đầu tư hết vào một chỗ.

Để làm điều này, bạn phải có nguyên tắc khi xây dựng danh mục đầu tư. Có nhiều người tuân theo cái được gọi là nguyên tắc vàng 5-3-2 và đạt được nhiều thành tựu. Theo đó người đầu tư sẻ phân bổ vốn liếng của mình 50% vào vùng đầu tư an toàn, 30% là vùng tiềm năng và 20% là vùng mạo hiểm. Vùng an toàn là vùng lời ít nhưng an toàn, vùng tiềm năng là vùng kiếm cơm, lời cũng khá nhưng rủi ro không cao, vùng mạo hiểm là vùng lời nhiều rủi ro cao.

Vậy nguyên tắc của bạn là gì? 5-3-2 hay cái khác? Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, bản lĩnh và mục tiêu đầu tư của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là tăng trưởng cao, thì có khi 50% là vùng mạo hiểm. Nhưng mục tiêu của bạn là kiếm cơm thì 50% lại là vùng tiềm năng.

Nguyên tắc thứ năm : luôn cẩn trọng với FOMO và đừng lên tàu bằng mọi giá. Thường những người mới tham gia luôn sợ sệt với những cơ hội mới, nhưng một khi đã bị FOMO, thì họ lại dễ dàng nhảy lên tàu bằng mọi giá mà không biết rằng con tàu này đang trên đường lao xuống vực. Nếu bạn đã nhở một chuyến tàu, hãy nhớ rằng luôn có một chuyến tàu khác dành cho bạn. Thí dụ bạn đã nhở cơ hội mua một đồng coin nào đó mà phút chốc đã tăng trưởng vài 100%, thì xin hãy đừng lấy làm tiếc, thay vào đó là đi tìm cơ hội khác. Thị trường ngày nay, có rất nhiều cơ hội và cũng rất hiểm ác với nhiều cá mập với các chiến lược bơm – xã. Những người mới chơi thường sợ sệt và chỉ tham gia vào thời điểm khi thấy nhiều người tham gia và họ lại kiếm tiền quá dể dàng. Nhưng đây lại chính là thời điểm cá mập xã hàng.

Nguyên tắc thứ sáu: hãy tìm hiểu rỏ mọi thứ trước khi xuống tiền và đừng bao giờ bỏ tiền vào những thứ mà mình không rỏ. Tôi thấy rất nhiều bạn bỏ tiền đầu tư vào những đồng coin mà không biết gì về nó. Hoặc tham gia vào các sàn giao dịch xyz nào đó mà không biết có uy tín hay không. Đây là điều rất nguy hiểm vì có đến 70% đồng coin là rác và nhiều sàn giao dịch dởm có thể biến mất cùng tiền của bạn, hoặc tiền vào thì dể nhưng rút ra thì khó…. Trong thời gian gần đây, thị trường sụp đổ nhiều người mất tiền cũng do đầu tư vào những gì họ không biết.

Thật ra, khó thể để các bạn ở Việt Nam, với vốn tiếng anh khiêm tốn có thể tìm hiểu để biết rõ về các dự án, vì hầu hết các tài liệu như bản cáo bạch( white paper) hoặc các bình luận trên các diễn đàn uy tín đều là ở nước ngoài. Nhưng cũng có một số tiêu chí có thể dùng để đánh giá về tính an toàn.

Nguyên tắc cuối cùng: luôn tuân thủ nghiêm các điều trên.

Trên đây chỉ là các gợi ý, nếu bạn thật sự muốn tham gia hãy ngồi xuống và xây dựng cho mình các nguyên tắc và thêm vào đó những gì các bạn cho là quan trọng.

Bạn nào muốn xem video về phần này có thể xem link ở phần cmt.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hồ Trọng Lai

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
1 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại