Làm thế nào để tối ưu mua đáy bán đỉnh?
Bạn biết rằng mua chân sóng, bán đỉnh sóng theo nghĩa tuyệt đối, cho mọi trường hợp, là điều không tưởng. Vì vậy, tối ưu mua đáy bán đỉnh được hiểu theo nghĩa tương đối. Nói cách khác, chúng ta mua càng sát đáy, và bán càng sát đỉnh càng tốt. Dù phù hợp do lướt sóng hiệu quả hơn, nhưng đây cũng là mục tiêu của đầu tư dài hạn.
Tự nhận thức bản thân
Hiển nhiên, tối ưu mua đáy bán đỉnh rất tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi nhà đầu tư. Sau khi tự nhận thức, việc còn lại sẽ tuỳ thuộc từng giai đoạn thị trường:
Thị trường tăng mạnh
Khi thị trường tăng mạnh, dường như mọi cổ phiếu đều tăng. Chỉ có một số ít cổ phiếu đi ngang hoặc giảm giá. Thường thì khi đó, chúng thuộc nhóm ngành hoặc doanh nghiệp đang có vấn đề. Nhưng cũng có thể vì giá trước đó đã tăng mạnh nên nhà đầu tư bán tháo để chốt lời.
Với giai đoạn thị trường như vậy, gần như mọi nhà đầu tư đều có thể tham gia.
Thị trường giảm nhẹ hoặc đi ngang
Nói cách khác, chúng ta đề cập đến giai đoạn thị trường đi xuống không quá mạnh hoặc đi ngang. Điều quan trọng nhất là bạn đừng bao giờ mua giá quá cao. Tốt hơn, bạn chỉ nên mua vào với giá thấp hơn đỉnh trước đó tối thiểu khoảng 6%. Hoặc một tỷ lệ khác mà bạn thấy thích hợp cho từng cổ phiếu.
Hơn nữa, bạn cần cố gắng tránh các trường hợp có nguy cơ giảm giá do ngành hoặc doanh nghiệp đã nêu trên. Để tạo nhiều cơ hội, bạn học cách quan sát đồng thời danh mục gồm nhiều cổ phiếu. Nội dung đã được giới thiệu trong bài viết về thói quen xấu. Trong đó, bài viết có để cập đến cách bạn luyện thói quen mới để đầu tư hiệu quả hơn.
Thói quen tốt nêu trên đúng cả trong trường hợp bạn lướt sóng giai đoạn thị trường tăng mạnh.
Dù vậy, bạn vẫn nên thận trọng khi thị trường giảm không quá mạnh hoặc đi ngang. Đây có vẻ là giai đoạn thị trường không thích hợp lắm với những nhà đầu tư mới tham gia. Vì không cẩn thận, bạn rất dễ bị “mua đỉnh bán đáy”.
Giai đoạn thị trường sụt giảm mạnh
Nghĩa là những giai đoạn thị trường giảm sâu và dài hạn. Chúng thường rơi vào những thời kỳ mà nền kinh tế đang có vấn đề lớn. Chẳng hạn, trong năm 2022, bạn đã chứng kiến lạm phát và lãi suất rất cao, kéo theo nguy cơ suy thoái kinh tế.
Ví dụ về giai đoạn 2022
Dưới đây là biểu đồ chỉ số Dow Jones một năm qua, chủ yếu thuộc năm 2022. Mặc dù vậy, chúng ta biết rằng, trừ những yếu tố cục bộ, VN-Index đồng dạng với biểu đồ Dow Jones. Nói cách khác, thị trường chứng khoán trong nước tăng giảm theo chứng khoán thế giới. Nhưng nhìn chung, chủ yếu do thị trường Mỹ dẫn dắt.
Đó là một biểu đồ “đầy sóng gió”. Chúng ta gần như không quan sát thấy từ tháng 3 năm 2020. Tuy nhiên, các khoảng tăng đủ để tham gia lướt sóng.
Có vẻ đúng như bạn đang nghĩ, nhìn lại quá khứ bao giờ cũng dễ. Nhưng đầu tư lại phụ thuộc lớn vào nhận định trong tương lai.
Bạn nên làm gì khi thị trường giảm mạnh?
Về cơ bản, giai đoạn 2022 chỉ thích hợp cho một số rất ít nhà đầu tư. Nó đòi hỏi phải nhận định cả thị trường quốc tế và trong nước. Bởi vì chúng ta biết rằng thị trường trong nước phụ thuộc lớn vào thị trường quốc tế. Không những vậy, thị trường trong nước còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đặc thù. Bạn cũng đã biết về những cú sụt bất thường của năm 2022 do các yếu tố đặc thù này.
Nói cách khác, dường như đây là giai đoạn không thích hợp với phổ biến nhà đầu tư. Nhưng thường thì chúng ta bị rơi vào trạng thái sợ bở lỡ các giai đoạn tăng. Chính vì vậy, vẫn có nhiều nhà đầu tư tham gia. Không hiếm trường hợp, chúng ta “giật mình” mua giá cao. Và cái giá có vẻ như thua lỗ nhiều hơn là thu được lợi nhuận?
Điều này đã được giải thích trong bài viết Tại sao nhà đầu tư thường hay thua lỗ?
Ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô
Chúng ta đã đề cập đến ba loại thị trường theo mức độ tăng và giảm. Phổ biến, chúng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô. Chẳng hạn, thị trường tăng mạnh trở lại từ khoảng giữa tháng 4 năm 2020 đến cuối năm 2021. Đó là do niềm tin của nhà đầu tư trở lại về kiềm chế dịch Covid và phục hồi kinh tế.
Ngược lại, thị trường sụt giảm mạnh từ khoảng đầu năm 2022 là do lạm phát cao. Mối quan ngại bị khuếch đại khi lãi suất và nguy cơ suy thoái.
Nhưng thị trường đi vào giai đoạn lình xình, và có xu hướng giảm không quá mạnh ở cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 năm 2023. Lý do là nhà đầu tư đang nghe ngóng, chờ đợi số liệu kinh tế của Quý IV năm 2022. Đây là giai đoạn mà nhà đầu tư không chắc chắn có hay không xảy ra suy thoái.
Nếu số liệu Quý IV năm 2022 cho thấy nguy cơ suy thoái hiện hữu, thị trường sẽ đi xuống. Thậm chí thị trường chứng khoán lao dốc mạnh tương đương năm 2008 nếu số liệu quá tiêu cực. Điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Bạn xem thêm nhận định ngày 14 tháng 12 năm 2022.
Những trường hợp nên tránh tuyệt đối
“Đáng sợ” nhất là khi xảy ra “cộng hưởng” của cả bốn nhóm yếu tố quyết định giá. Chẳng hạn “hoạ vô đơn chí” khi:
– Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu có vấn đề nghiêm trọng về tài chính;
– Ở trong lĩnh vực ngành nghề có tình hình kinh doanh xấu;
– Trong giai đoạn thị trường sụt giảm mạnh.
Đây chính là trường hợp của cổ phiếu NVL. Cổ phiếu này đã liên tục giảm cho đến liên tục “nằm sàn” và dư bán ngay từ khi mở cửa trong một giai đoạn dài. Đó là khoảng thời gian từ cuối tháng 10 cho đến tận cuối tháng 11 năm 2022. Nhưng:
– Thị trường đã bật tăng trở lại khá mạnh giai đoạn cuối tháng 11, NVL vẫn “nằm sàn”;
– Những ngày đầu tháng 1 năm 2023, cổ phiếu này vẫn nằm sàn và chưa có dấu hiệu phục hồi đáng kể.
Nhìn chung, khi xảy ra cộng hưởng bất lợi của hai yếu tố trở lên, bạn nên tuyệt đối tránh. Hơn thế, bạn đừng quan tâm đến những “lời kêu gọi” mua vào. Cho dù chúng xuất hiện trên mạng xã hội, các nhóm, hay “chuyên gia” đi nữa. Bởi phần lớn đó là những nhà đầu tư đã nắm giữ cổ phiếu. Một khi bạn mua vào với giá cao, họ là người hưởng lợi. Trong khi đó, bạn gánh chịu rủi ro lỗ lớn hơn ở những phiên sau.
Không chỉ là một cổ phiếu, mà bao gồm nhóm cổ phiếu bất động sản. Điều này đã được cảnh báo từ đầu năm 2022 trên Diễn đàn F247.
Những cơ hội không nên bỏ qua
Trái ngược với “cộng hưởng” bất lợi đã nêu, sẽ có những trường hợp “cộng hưởng” đầy tiềm năng. Chẳng hạn, bạn đã quan sát các nhóm như dầu khí, phân bón, lương thực trong năm 2022. Ở những thời điểm thị trường giảm mạnh, giá của chúng vẫn có xu hướng tăng. Thậm chí, đôi khi giá các cổ phiếu này tăng mạnh.
Tuy nhiên, khi mua vào trong điều kiện thị trường giảm mạnh như vậy, bạn vẫn nên để ý mức tối thiểu 6% nêu trên. Hoặc một tỷ lệ khác bạn cảm thấy tự tin. Ngược lại, nếu mua giá cao khi thị trường đột nhiên quay đầu tăng mạnh, đó có thể là một sai lầm lớn.
Tất nhiên, việc tăng giảm vẫn có sự xen kẽ theo phiên. Vì vậy, ngoài mạnh về năng lực, bạn vẫn nên đầu tư lướt sóng. Nếu nắm giữ đủ dài, việc tăng giảm có thể triệt tiêu lẫn nhau, thậm chí lỗ.
Và những điều đáng tiếc
Khi bạn thực hành nguyên tắc, vẫn xuất hiện những điều đáng tiếc. Chẳng hạn, bạn bỏ lỡ không mua vào khi một vài phiên tăng. Hay bạn bỏ lỡ không bán giá cao. Tuy nhiên, những nhà đầu tư lỗ lớn trong cả ngắn và dài hạn thường không tuân theo nguyên tắc nào. Đó là điều chúng ta học được trong những cuốn sách từ những nhà đầu tư thành công trên thị trường Mỹ.
Bạn đã từng thực hành theo nguyên tắc và đã trải nghiệm những trường hợp đáng tiếc. Dù vậy, thị trường chứng khoán luôn để lại nhưng điều đáng tiếc. Ngay cả Warren Buffet cũng khiến công ty bị lỗ 43 tỷ USD Quý II năm 2022. Nhưng nguyên tắc sẽ giúp bạn trở nên hiệu quả và tránh rủi ro tốt hơn. Đó cũng là cơ hội để bạn tối ưu mua đáy, bán đỉnh.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận