24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Coach Đức Nguyễn Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Làm thế nào để thoát khỏi nợ nần? Giải quyết một lần và mãi mãi chỉ với 3 bước đơn giản!

Bạn có cảm thấy mệt mỏi khi mỗi tháng đều phải đối mặt với hóa đơn thẻ tín dụng chất chồng? Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu có cách nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn nợ nần mãi mãi chưa?

Làm thế nào để thoát khỏi nợ nần? Giải quyết một lần và mãi mãi chỉ với 3 bước đơn giản!

Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi sẽ đề cập đến nợ xấu, nên từ đoạn này về sau nếu tôi nhắc đến nợ thì đó là nợ xấu. Nợ xấu là các khoản nợ mà người vay phải trả lãi suất cao mà không tạo ra thu nhập hoặc giá trị tăng thêm cho họ. Những khoản nợ này tiêu tốn tiền bạc thay vì mang lại lợi ích tài chính dài hạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một lối thoát thực sự khỏi nợ nần, thì hãy chuẩn bị đón nhận một sự thật bất ngờ: nợ không chỉ là vấn đề tài chính. Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng đó là sự thật.

Thực tế, nợ là một vấn đề cá nhân, được ngụy trang dưới lớp vỏ tài chính khiến bạn lầm tưởng. Đây chính là lý do vì sao nhiều người không thể thoát khỏi nợ nần dù đã cố gắng hết sức. Họ tìm kiếm các giải pháp tài chính từ bên ngoài trong khi câu trả lời thực sự lại nằm ở bên trong.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của mọi vấn đề nợ nần mà bạn đang gặp phải và chia sẻ một giải pháp 3 bước đơn giản để bạn có thể thoát khỏi nợ nần một lần và mãi mãi.

Nợ Hoài Nợ Mãi

Xác định đúng vấn đề nợ nần của bạn là bước quan trọng đầu tiên để giải quyết nó.

Đây chính là điểm mà nhiều người mắc nợ gặp khó khăn. Họ thường nhầm lẫn cho rằng nợ chỉ là vấn đề tài chính, từ đó tìm kiếm các giải pháp tài chính để xử lý.

Đó là lý do vì sao nợ nần lại quay trở lại ngay sau khi họ vừa thanh toán hết. Họ không thể nhận ra nguyên nhân gốc rễ của nợ, dẫn đến việc lặp lại vòng luẩn quẩn.

Để thoát khỏi nợ một cách vĩnh viễn, bạn cần có một kế hoạch dựa trên “những nguyên tắc đã được chứng minh” là hiệu quả.

Khi bạn chỉ trả hết số dư nợ, bạn chỉ đang giải quyết những triệu chứng đau đớn. Nhưng vấn đề thực sự, thứ đã khiến bạn rơi vào nợ nần ngay từ đầu, vẫn ẩn mình dưới bề mặt như một căn bệnh ung thư âm ỉ, sẵn sàng quay trở lại bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân thực sự của nợ không nằm ở tài chính mà nằm ở thói quen và niềm tin cá nhân dẫn đến việc chi tiêu quá mức hoặc không có cấu trúc tài chính khoa học để bảo vệ tài chính của bản thân trước các rủi ro. Nói cách khác, giải pháp thực sự là vấn đề cá nhân, chứ không phải tài chính.

Hiểu rõ nguyên tắc này là điều cốt yếu. Sự thành công trong việc “tiêu diệt” con quái vật nợ nần một cách vĩnh viễn phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn có nhận thức đúng đắn về nguyên nhân thực sự của nó hay không.

Điều Trị Triệu Chứng Thay Vì Nguyên Nhân

Khi bạn bị đau đầu, phản ứng tự nhiên là gì? Bạn sẽ uống ngay 1 viên Paracetamol để tìm sự giải thoát đau đớn tức thời.

Tuy nhiên, những viên thuốc đó chỉ làm dịu triệu chứng chứ không chữa được căn bệnh gốc rễ. Nguyên nhân thực sự có thể là do căng thẳng quá mức, đau bụng kinh nguyệt, mất nước, mỏi mắt, đau lưng, đau răng, xuất huyết não…. hoặc nhiều vấn đề khác.

Khi uống Paracetamol, bạn chỉ đang điều trị triệu chứng, chứ không phải nguyên nhân tận gốc của bệnh.

Nợ nần cũng tương tự. Ai cũng biết rằng cần phải kiếm nhiều tiền hơn và chi tiêu ít lại để giải quyết vấn đề nợ. Do đó, chúng ta thường theo đuổi các giải pháp tài chính để giảm bớt các triệu chứng tài chính.

Nhưng cho dù bạn chọn cách gộp các khoản nợ thẻ tín dụng lại để giảm lãi suất, hay chọn bất kỳ chiến lược thanh toán nhanh nào, dùng phương pháp “hòn tuyết lăn” hay “núi lở”, thực tế là bạn chỉ đang điều trị triệu chứng mà không tạo ra được giải pháp lâu dài.

Những việc bạn đang làm tương đương với việc hỉ mũi khi bị cảm hoặc khi uống paracetamol vậy.

Giải pháp duy nhất bền vững là thay đổi niềm tin, thói quen và thái độ sống, những điều đã đẩy bạn vào tình cảnh nợ nần ngay từ đầu. Bạn chính là nguyên nhân của nợ, và bạn cũng sẽ là giải pháp.

Vấn đề tài chính của bạn hiện tại là kết quả phản ánh của sự tích tụ của những sai lầm nhỏ về tài chính mà bạn đã thực hiện hàng ngày – thường là vô tình hoặc làm trong vô thức.

Đó là lý do tại sao việc dạy những người mắc nợ phải chi tiêu ít hơn và kiếm nhiều hơn giống như việc bạn bảo ai đó giảm cân bằng cách ăn ít và tập thể dục nhiều lên. Mọi người đều biết đó là điều cần làm, nhưng thực sự làm được điều đó lại là cả một thách thức.

Giải pháp lâu dài nằm ở chính những thói quen và thái độ hàng ngày của bạn. Để thoát khỏi nợ nần một cách bền vững, điều cần thiết là bạn phải thay đổi từ bên trong, từ niềm tin, cách bạn nghĩ đến cách bạn hành động. Bạn chính là nguyên nhân của nợ nần, và chỉ có bạn mới có thể tạo ra giải pháp thực sự cho vấn đề này!

Tôi Đã Phá Vỡ Rào Cản Nợ Nần Như Thế Nào?

Tôi tìm ra cách tiếp cận mới để thoát khỏi nợ khi làm việc với vai trò là Coach Tài Chính. Ban đầu, tôi cũng như nhiều người khác, nghĩ rằng vấn đề nợ nần chỉ là vấn đề tiền bạc, và vì thế tôi khuyên khách hàng của mình tìm các giải pháp tài chính như kiểm soát tiêu dùng, tiết kiệm… Nhưng kết quả lại không được như mong đợi, và tôi nhận ra mình đang đi sai hướng.

Bước ngoặt đến khi tôi bắt đầu nhận thấy một điều rất rõ ràng: những khách hàng giàu có của tôi có những thói quen sống hoàn toàn ngược lại với những người đang mắc nợ. Ví dụ như:

Những người giàu có thường tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của mình, giống như khi bạn tự lái xe, bạn biết rõ mình đang đi đâu và phải làm gì. Trong khi đó, những người mắc nợ thường có cảm giác như họ đang ngồi trên một chiếc xe mất lái, để cho nợ nần cuốn đi như một nạn nhân mà không biết phải làm sao.

Người giàu có luôn có ý thức cao trong việc để mắt đến tiền bạc của họ, giống như việc bạn cẩn thận kiểm tra hóa đơn sau khi đi chợ để chắc chắn mình không bị tính nhầm hoặc mua thừa. Ngược lại, những người mắc nợ chỉ chú ý đến tài chính khi có vấn đề lớn xảy ra, và thường mong muốn vấn đề tài chính sẽ tự biến mất.

Người giàu có luôn lập kế hoạch chi tiêu cụ thể, giống như việc bạn lên kế hoạch đi du lịch trước vài tháng để không bị bối rối hoặc hết tiền vào phút cuối. Còn những người mắc nợ thì không có kế hoạch, giống như việc ra đường mà không có bản đồ, dễ lạc đường và tốn kém nhiều hơn.

Những người giàu có chấp nhận chờ đợi để có được những thứ họ thực sự muốn, giống như việc tiết kiệm tiền mua một chiếc xe tốt thay vì vay tiền để mua ngay chiếc xe kém chất lượng. Trong khi đó, những người mắc nợ thường muốn có ngay thứ họ thích, dù biết mình chưa thực sự “sẵn sàng khả năng” chi trả.

Cuối cùng, người giàu có đánh giá giá trị bản thân họ qua những gì họ học được và cảm nhận (giá trị nội tại), giống như cảm giác hài lòng khi bạn tự nấu được một bữa ăn ngon cho gia đình. Ngược lại, những người mắc nợ lại dễ dàng bị cuốn vào việc mua sắm để cảm thấy tự tin hơn, nhưng cuối cùng lại chỉ thấy hối hận vì những món đồ không cần thiết (giá trị bên ngoài)

Từ những quan sát này, tôi nhận ra rằng vấn đề nợ nần không chỉ là chuyện tiền bạc, mà sâu xa hơn là nằm ở thói quen và cách suy nghĩ của mỗi người. Để thoát khỏi nợ nần, không chỉ cần thay đổi cách bạn sử dụng tiền, mà còn phải thay đổi cả cách bạn nhìn nhận và đánh giá cuộc sống.

Khi bạn thay đổi từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, như lập kế hoạch chi tiêu hay tự chịu trách nhiệm về quyết định tài chính của mình, bạn sẽ thấy rằng rào cản nợ nần dần dần biến mất.

Đây chỉ là 5 ví dụ trong một danh sách dài những thói quen trái ngược nhau. Chúng là những xu hướng hoặc nguyên tắc chung, và dù có thể có sự khác biệt cá nhân, nhưng tổng thể thì các mô hình này đều rất rõ ràng. Những thói quen đối lập này dẫn đến kết quả tài chính cũng đối lập trong cuộc sống.

Điều đáng ngạc nhiên là khi tôi áp dụng những nguyên tắc này bằng cách huấn luyện về niềm tin, hành động, thói quen sống thay vì chỉ tập trung vào các hành động tài chính cụ thể, các vấn đề nợ nần của khách hàng tự động được giải quyết theo thời gian.

Khi bạn nghĩ về nó một cách nghiêm túc thì bạn sẽ thấy nó là điều hiển nhiên. Những quyết định tài chính hàng ngày của bạn xuất phát từ chính thói quen và cách bạn suy nghĩ, và những điều đó là động lực thúc đẩy các quyết định của bạn. Hãy xem xét một vài ví dụ về thói quen và cách chúng ảnh hưởng đến tài chính của bạn như thế nào nhé:

- Bạn có thường mua cà phê đắt tiền mỗi ngày, hay bạn pha một bình cà phê yêu thích vào buổi sáng và mang theo khi đi làm?

- Bạn có thay đổi điện thoại mới mỗi năm một lần cho hợp thời, hay giữ gìn chiếc điện thoại cũ vì nó vẫn phục vụ bạn tốt và bạn xem nó như người bạn, người phục vụ trung thành của mình?

- Bạn có mua bảo hiểm phòng ngừa những rủi ro bất ngờ, hay bạn để những rủi ro đó một khi xảy ra với bạn nó có thể xóa sạch mọi nỗ lực cả đời?

- Bạn có thường xuyên ăn ngoài, hay tự nấu những bữa ăn lành mạnh tại nhà?

- Bạn là người sống tối giản, hay luôn khao khát những bộ sưu tập thời trang mới nhất?

- Bạn có đi mua sắm chỉ khi cần, hay xem mua sắm là cách để giải trí và thỏa mãn?

Khi bạn chỉ tập trung vào các giải pháp tài chính, bạn đang điều trị triệu chứng thay vì nguyên nhân gốc rễ. Nhưng khi bạn tập trung vào thói quen sống, bạn thực sự đang tập trung vào nguyên nhân sâu xa. Và điều thú vị là, khi nguyên nhân gốc được giải quyết, các triệu chứng sẽ tự động biến mất mà không cần đến sự kiềm chế hay nỗ lực quá lớn.hời gian.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là các giải pháp này có tính bền vững như

Việc thay đổi những thói quen nhỏ trong cuộc sống hàng ngày có thể tạo ra những thay đổi lớn về tài chính mà bạn không ngờ tới. Bằng cách cải thiện những thói quen cơ bản, bạn sẽ thấy tài chính của mình cải thiện một cách tự nhiên mà không cần phải áp dụng các biện pháp khắc phục tạm thời.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng – đây không phải là giải pháp tức thời. Kết quả bạn đạt được từ cách tiếp cận này sẽ xuất hiện dần dần theo thời gian. Giống như việc tích lũy nợ cần thời gian, việc giải quyết nợ từ gốc rễ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và t chính những thói quen mới mà bạn áp dụng. Và đó chính là điều tạo nên sự thay đổi thực sự.

Những triết lý này khi nhận ra bạn thấy nó vô cùng hiển nhiên và hiệu quả, vậy tại sao các chuyên gia tài chính không ai nói hay dạy bạn về điều này?

Đơn giản thôi, vì các chuyên gia tài chính bạn làm việc thường họ đang kinh doanh thứ gì đó, và những thông điệp marketing về niềm tin, thói quen nghe chẳng lôi cuốn, hấp dẫn chút nào đúng không?

Bên cạnh đó, hiện nay có rất ít chuyên gia tư vấn tài chính hoạt động độc lập và thu phí dựa trên giá trị họ đem lại cho bạn (thứ khó lượng hóa), mà phần lớn họ đang phải làm cho tổ chức tài chính nào đó, nên thu nhập của họ đến từ các sản phẩm, dịch vụ tài chính họ cung cấp cho bạn.

Chính vì thế có thể họ không biết về cơ chế, nguyên nhân sâu xa gây ra nợ ngay từ đầu, hoặc họ cần tập trung vào các giải pháp tài chính vì đó là thứ đem lại thu nhập cho họ.

Tất cả những điều này rất phổ biến trong giới tài chính, được gọi chung bằng một thuật ngữ là “mâu thuẩn lợi ích – Conflict of interest”

Những Thói Quen Gây Ra Nợ Nần

Vấn đề nợ nần là cảm xúc, không phải lý trí.

Đó là lý do tại sao bạn cứ tiếp tục mua sắm những thứ bạn không đủ khả năng chi trả và chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được.

Ai cũng biết nguyên tắc cơ bản đầu tiên của tài chính là phải chi tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được, nhưng nói thì dễ, làm mới khó. Làm thế nào để bạn vượt qua những rào cản cảm xúc khiến bạn bị mắc kẹt trong nợ nần?

Cách dễ nhất là áp dụng những thói quen tài chính chủ chốt, giúp bạn thu hẹp khoảng cách giữa việc biết phải làm gì và thực sự làm được điều đó. Khi những thói quen mới này được hình thành, chúng sẽ dẫn đến những quyết định mới và tạo ra những kết quả tài chính mới: đơn giản như nhân và quả.

Hoặc bạn có thể nghe lại những Podcast tôi chia sẻ chi tiết về cách hình thành tư duy, thói quen tích cực mà bạn mong muốn.

Tin vui là điều này có nghĩa là bạn có thể cải thiện tình hình tài chính của mình bất kể bạn đang ở đâu hôm nay. Chính bạn đã tạo ra những thói quen của mình, và chính những thói quen này tạo ra kết quả tài chính lâu dài. Điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát và có thể thực hiện những thay đổi tích cực.

Chỉ là bạn có đủ quyết tâm và có may mắn gặp được ai đó chỉ cho bạn phương pháp hiệu quả để làm được điều này hay không.

Hãy suy nghĩ về 7 thói quen tài chính sau đây, những thói quen có thể đưa bạn đến nợ nần hoặc giàu có. Chính những thói quen bạn chọn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại về mặt tài chính của bạn.

1. Chi Tiêu Cảm Xúc — Bạn Có Phải Là Người Chi Tiêu Theo Cảm Xúc?

Dưới đây là một bài kiểm tra đơn giản để xác định xem bạn có phải là người chi tiêu theo cảm xúc hay không:

- Bạn có sử dụng việc mua sắm để giảm căng thẳng hoặc thoát khỏi sự nhàm chán?

- Bạn có coi việc mua sắm như một cách để “tăng mood” hoặc giải trí?

- Bạn có thường tự thưởng cho mình bằng cách đi mua sắm khi muốn ăn mừng?

- Bạn có từng xem việc mua sắm như một liệu pháp “trị liệu”?

- Bạn có quần áo trong tủ vẫn còn nguyên nhãn mác?

- Bạn có nhiều hơn một món đồ giống nhau?

- Hóa đơn thẻ tín dụng của bạn có lớn đến mức bạn không thể thanh toán hết vào cuối tháng?

- Bạn có cảm thấy phấn khích khi thực hiện một giao dịch mua sắm?

- Bạn có cảm giác lo lắng, tội lỗi hoặc hối hận sau khi mua sắm?

- Bạn có bao giờ giấu các món hàng đã mua khỏi bạn bè hoặc người thân?

Nếu bạn trả lời “” cho một hoặc nhiều câu hỏi trên, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về chi tiêu theo cảm xúc.

Những người mua sắm theo cảm xúc thường bị cuốn vào cảm giác hưng phấn tạm thời khi mua sắm. Bạn được lập trình sẵn để theo đuổi những gì khiến bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng điều đó có thể biến việc chi tiêu thành một thói quen sinh lý giống như việc nghiện nước ngọt, đồ ăn nhanh hay thuốc lá vậy.

Đó là lý do tại sao việc chi tiêu quá mức thường liên quan đến trải nghiệm cảm xúc khi mua sắm, chứ không phải là vì bạn thực sự cần những món đồ đó. Việc mua sắm mang lại sự thỏa mãn tạm thời và ngay lập tức (dù điều này có thể dẫn đến nợ nần).

Thói quen của những người giàu có là chi tiêu dựa trên nhu cầu – không phải mong muốn – và lên kế hoạch mua sắm thay vì mua một cách ngẫu hứng.

Một thói quen tốt để phá vỡ việc chi tiêu theo cảm xúc là áp dụng quy tắc chờ đợi hai ngày đối với tất cả các giao dịch mua không được lên kế hoạch trước. Điều này giúp bạn có thời gian để cảm xúc lắng xuống. Nếu sau hai ngày bạn vẫn thực sự muốn mua, thì có thể món đồ đó đáng để bạn chi tiền.

2. Nghiện Ngập — Gắn Liền Với Chi Tiêu Cảm Xúc Là Tình Trạng Nghiện Ngập

Chi tiêu theo cảm xúc và nghiện ngập thường đi đôi với nhau. Nghiện có thể là bất kỳ loại nào, không chỉ là việc mua sắm. Nghiện ma túy, tình dục, hay cờ bạc đều là những hành vi cực kỳ hủy hoại cả về tài chính lẫn các khía cạnh khác của cuộc sống như sức khỏe, mối quan hệ xã hội, và cuộc sống nói chung có thể là những mối lo lớn hơn cả so với vấn đề nợ nần.

Tuy nhiên, nợ nần vẫn là một hậu quả phổ biến của tình trạng nghiện ngập, và dù không phải là mối lo lớn nhất, nó vẫn là một vấn đề cần được giải quyết.

Thói quen của những người giàu có là tránh xa mọi hình thức nghiện ngập và sống cân bằng – mặc dù điều này không hề dễ dàng. Và nếu để ý, phần lớn chúng ta hiện nay đều rất có thể đang là nghiện điện thoại, bạn nghĩ thứ này vô hại?

Không đâu, nó đang lấy đi những giây phút sống chất lượng của bạn, sự kết nối sâu sắc của bạn với bạn bè, người thân và gia đình của mình, nó đang khiến bạn mất tập trung, không làm việc sâu, nó đang tước đi tương lai của con bạn… và hơn hết nó đang lấy đi thời gian quý giá của bạn, và nhớ, thời gian là đơn vị tiền tệ thực sự quý giá hơn rất nhiều so với tiền bạc pháp định chúng ta đang dùng hàng ngày

Việc nhận ra mình đang gặp vấn đề nghiện ngập và tìm cách giải quyết là bước đầu tiên quan trọng nhất. Bởi lẽ, khi kiểm soát được các hành vi gây nghiện, bạn sẽ dần thoát khỏi vòng xoáy nợ nần và tạo dựng một cuộc sống tài chính ổn định, bền vững hơn.

3. Tư Tưởng Đặc Quyền

Tư tưởng đặc quyền là khi bạn tin rằng mình xứng đáng có được mọi thứ tốt đẹp trong cuộc sống mà không cần quan tâm đến tình hình tài chính thực tế của mình. Bạn có thể tự hỏi: “Tại sao mình lại không nên có quần áo hàng hiệu, một chiếc điện thoại thời thường nhất, những chuyến du lịch nghỉ dưỡng hay một chiếc xe đời mới? Mọi người khác đều có đấy thôi, đúng không?”

Nhưng thực tế thì không phải vậy. Thói quen của những người giàu có là chỉ mua những thứ mà họ có thể chi trả ngay lập tức.

Thái độ của họ là: bạn chỉ xứng đáng với những gì mà số dư trong tài khoản tiết kiệm của bạn chứng minh bạn đã kiếm được.

Điều này có nghĩa là nếu tài khoản tiết kiệm của bạn không đủ để chi trả cho những thứ bạn muốn, thì đó chưa phải là lúc để bạn mua chúng. Tư duy này giúp bạn duy trì sự ổn định tài chính và tránh xa khỏi nợ nần do chi tiêu vượt quá khả năng của mình.

4. Thỏa Mãn Tức Thời — Tư Tưởng Thỏa Mãn Ngay Lập Tức

Có một điều liên quan mật thiết đến tư tưởng đặc quyền là xu hướng của người mắc nợ thường tìm kiếm sự thỏa mãn tức thời. Bạn muốn có mọi thứ ngay bây giờ và sẵn sàng trả bằng thẻ tín dụng, trong một số trường hợp điều này vô tình làm tăng đáng kể chi phí của món đồ.

Thói quen của những người giàu có là theo đuổi “sự thỏa mãn trì hoãn” trong khoảng thời gian từ 10-20 năm thay vì tìm kiếm niềm vui ngay lập tức. Điều này có nghĩa là họ luôn trả bằng tiền mặt cho mọi giao dịch để giảm thiểu chi phí.

Với tư duy này, đây không phải là sự hy sinh mà là một sự lựa chọn tự do lâu dài thay vì thỏa mãn lối sống hiện tại. Họ hạnh phúc với thứ họ đang có, đầu tư cho ngày mai thay vì tiêu xài hôm nay. Điều này có thể bao gồm việc tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng hoặc học ban đêm thay vì xem truyền hình, nhằm cải thiện trí tuệ và năng lực kiếm tiền

5. Tự Đánh Giá Con Người Dựa Trên Những Vật Chất Sở Hữu — Giá Trị Của Bạn Không Nằm Ở Những Gì Bạn Sở Hữu!

Các thông điệp quảng cáo thường cố gắng thao túng bạn tin rằng sản phẩm sẽ khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn, thông minh hơn, hạnh phúc hơn hoặc sống lâu hơn. Những người mắc nợ thường tin vào hệ thống niềm tin sai lệch này bằng cách gắn kết hạnh phúc với việc sở hữu những món đồ mới, tốt hơn, hay khác biệt.

Thói quen của những người giàu có là tách biệt việc chi tiêu khỏi cảm giác về giá trị bản thân.

Hãy tự hỏi, tại sao bạn chi tiêu? Bạn đang thỏa mãn một nhu cầu thực sự hay một mong muốn do bạn tưởng tượng ra? Hãy nhớ rằng, những thứ bạn sở hữu không xác định giá trị con người bạn!

Thay vì để vật chất điều khiển cảm giác về bản thân, hãy tập trung vào việc đầu tư vào giá trị thực sự của bạn – đó có thể là kỹ năng, kiến thức, và mối quan hệ mà bạn xây dựng, những thứ không thể bị đo lường bởi những món đồ mà bạn sở hữu.

Làm thế nào để thoát khỏi nợ nần? Giải quyết một lần và mãi mãi chỉ với 3 bước đơn giản!

6. Không Có Kế Hoạch

Những người mắc nợ thường có xu hướng tách rời các hoạt động chi tiêu, tiết kiệm và kiếm tiền khỏi nhau. Họ không có ngân sách, không có kế hoạch nghỉ hưu, không theo dõi các con số tài chính, và cũng không có chiến lược để tăng thu nhập.

Nói ngắn gọn, người mắc nợ sống theo kiểu “đến đâu hay đến đó” vì không có kế hoạch nào để thay đổi. Nhiều câu hỏi quan trọng thường không được xem xét, chẳng hạn như cách xử lý khi mất việc hoặc gặp sự cố y tế khẩn cấp. Câu trả lời mặc định thường là vay nợ vì không có kế hoạch tốt hơn.

Thói quen của những người giàu có là quản lý tài chính cá nhân giống như một doanh nghiệp, với các kế hoạch và bước hành động được thiết kế để tạo ra kết quả tài chính an toàn.

Họ phát triển các khoản dự phòng cho những ngày khó khăn không thể tránh khỏi và mua bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá sức chịu đựng của tài chính. Họ cũng tiết kiệm hàng tháng từ thu nhập để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu.

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn đối phó với các tình huống bất ngờ mà còn giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu tài chính dài hạn. Khi bạn có một kế hoạch rõ ràng và cụ thể, bạn sẽ không bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần mà ngược lại, sẽ thấy mình tiến bộ và kiểm soát được tương lai tài chính của mình.

7. Tự Mãn

Không có gì đẩy nhanh vòng xoáy nợ nần như sự tự mãn. Tư duy của người mắc nợ thường là, “Tôi đã nợ rồi, nên thêm một chút chi tiêu nữa cũng chẳng sao.”

Sự tự mãn là một vòng xoáy nguy hiểm vì cảm giác dễ chịu khi mua sắm thường không liên quan gì đến cảm giác đau khổ khi hóa đơn thẻ tín dụng đến hạn.

Vấn đề là, một loạt các lần mua sắm nhỏ, dù chỉ là những món đồ không đáng kể, cuối cùng cũng sẽ cộng dồn thành một khoản nợ lớn.

Bạn có thể thoát khỏi điều đó trong một ngày hoặc một tháng, nhưng theo thời gian, tác động cộng gộp có thể dẫn đến việc mất nhà hoặc phá sản.

Thói quen của những người giàu có là chủ động phản ứng trước bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về các vấn đề tài chính sắp xảy ra. Sống dựa vào lương tháng, sử dụng thẻ tín dụng để chi trả cho chi phí sinh hoạt, và lo lắng về tiền bạc là những dấu hiệu cảnh báo mà bạn cần phải hành động ngay.

Một giải pháp là chỉ sử dụng tiền mặt, vì thẻ tín dụng dễ làm cho bạn trở nên tự mãn, do chúng không có cảm giác như tiền thật.

Thói quen của người mắc nợ là sử dụng tín dụng để mở rộng khả năng mua sắm như thể đó là tiền thật. Điều này có thể hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng lại phản tác dụng trong dài hạn vì chi phí lãi suất tăng thêm làm cho mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn.

Việc mua hàng trả góp sẽ làm bạn nghèo đi và làm giàu cho các ngân hàng.

Thói quen của người giàu có là kiếm lãi thay vì phải trả lãi. Điều này có thể làm giảm khả năng mua sắm trong ngắn hạn, nhưng lại tăng khả năng mua sắm trong dài hạn, dẫn đến sự gia tăng tài sản qua thời gian.

“Nhưng Đó Không Phải Lỗi Của Tôi!” – Tôi đã nghe thấy rất nhiều lần những lời phản đối tương tự như thế này.

“Nhưng nợ của tôi lại khác. Nó đến từ một tình huống khẩn cấp về y tế, giúp đỡ gia đình, thất nghiệp bất ngờ, ly hôn, khoản vay sinh viên,… Tôi không tích lũy nợ từ những thói quen xấu như anh nói.”

Bạn đã sẵn sàng nhận một chút sự thật cay đắng chưa?

Bạn chính là nguyên nhân của mọi vấn đề nợ nần của mình, bao gồm cả những khoản nợ do các sự kiện bất ngờ gây ra. Bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm.

Đối với một số người, điều này thật khó chấp nhận. Đối diện với sự thật này có thể không thoải mái, nhưng bạn phải nhìn nhận nguyên nhân của những vấn đề tài chính qua tấm gương trước mặt, nếu không bạn có thể sẽ không bao giờ thoát khỏi vòng xoáy nợ nần này.

Nhận trách nhiệm là một việc khó khăn. Nó có nghĩa là bạn phải từ bỏ vai trò của người bị hại. Nhưng đó là cách duy nhất để bạn có thể tự trao quyền cho bản thân, kiểm soát cuộc sống của mình và giải quyết vĩnh viễn những khó khăn tài chính.

Khi bạn coi mình là nạn nhân của nợ nần, bạn đã từ bỏ tất cả sức mạnh để giải quyết nó. Sau cùng, đó là lỗi của người khác, không phải của bạn. Nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, và bạn không thể làm gì để thay đổi điều đó.

Tuy nhiên, khi bạn nhận trách nhiệm, bạn lấy lại sức mạnh của mình. Thực tế là bạn đã gây ra nợ nghĩa là bạn cũng có sức mạnh để chữa lành nó và không bao giờ để nó xảy ra lần nữa. Và đó là một điều tốt.

Hãy nhận trách nhiệm về khoản nợ của mình và trao quyền cho bản thân để thay đổi thói quen và thái độ.

Thực tế bất ngờ là dù bạn có thực sự là nạn nhân của khoản nợ hay không – kết quả vẫn như nhau.

Có thể bạn mất việc vì suy thoái kinh tế, hoặc bạn gặp phải chi phí y tế bất ngờ, hoặc có một vấn đề gia đình đột ngột và cấp bách xuất hiện. Đây đều là những con đường rất phổ biến dẫn đến nợ nần nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và tất cả đều ngụ ý rằng nợ không phải là lỗi của bạn.

Nhưng tất cả điều vừa rồi ngẫm lại có phải là do cấu trúc tài chính của bạn không hợp lý?

Bạn không có khoản dự phòng khẩn cấp cho các tình huống bất ngờ?

Bạn không có khoản tiết kiệm đáng kể nào? Hay bạn không có bảo hiểm cho những tai nạn, bệnh tật?

Hay bạn chưa có kỹ năng, trí tuệ xã hội đang thực sự cần để có thể có được mức thu nhập cao hơn?

Tôi đồng ý có thể bạn có xuất phát điểm không được tốt lắm nhưng nếu vậy, học tập, nỗ lực là con đường duy nhất giúp bạn vượt lên khỏi nó. Học ở đây không có nghĩa hẹp chỉ là trên trường lớp…

Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải là tìm ra ai đúng ai sai, mà là bạn phải chấp nhận rằng chính bạn mới là người có quyền thay đổi tình hình của mình. Khi bạn nhận trách nhiệm, bạn mở ra cơ hội để thay đổi, để học hỏi từ những khó khăn và trở nên mạnh mẽ hơn.

CHỊU TRÁCH NHIỆM về những khoản NỢ và TRAO QUYỀN cho chính mình để thay đổi THÓI QUEN và THÁI ĐỘ SỐNG!

Tại Sao Nợ Luôn Là Trách Nhiệm Của Bạn – Ngay Cả Khi Nguyên Nhân Gây Ra Nó Không Phải Là Lỗi Của Bạn

Sự thật đáng buồn là những rủi ro trong cuộc sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nợ nần, bởi vì chúng xảy ra rất thường xuyên, và đó là điểm mấu chốt.

Dù có thể những hoàn cảnh không may đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng việc chúng dẫn đến nợ nần lại hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát và trách nhiệm 100% thuộc về bạn.

Việc nhận trách nhiệm có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, mục tiêu ở đây là thoát khỏi nợ nần, và tự chịu trách nhiệm là con đường thực tế và hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đó. Đây là về giải pháp thực tế – không phải về việc cảm thấy thoải mái hay không.

Việc xem mình là nạn nhân của nợ nần chỉ khiến bạn mắc kẹt trong vòng xoáy đó. Tự chịu trách nhiệm mới là chìa khóa mở ra cánh cửa tự do tài chính.

Xác suất để xảy ra một biến cố tài chính lớn trong một năm có thể là nhỏ, nhưng suốt cuộc đời là lớn hơn, bạn hoàn toàn nên mong đợi và lên kế hoạch để đối mặt với một (hoặc nhiều hơn) những thử thách này.

Bạn cần phải lên kế hoạch trước với bảo hiểm phù hợp và quỹ khẩn cấp để giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn không thể tránh khỏi, nếu không, nợ nần sẽ là kết quả tất yếu.

Nói cách khác, xác suất rất cao là bạn sẽ gặp ít nhất một lần mất việc, ốm đau bất ngờ, vụ kiện tụng nghiêm trọng, chi phí y tế lớn, ly hôn, bị trộm cắp, bị lừa đảo hoặc một trường hợp khẩn cấp tài chính khác trong suốt cuộc đời mình.

Nếu bạn không lên kế hoạch phù hợp, những sự kiện “bất ngờ” này có thể đẩy bạn vào vòng xoáy nợ nần và xóa sạch toàn bộ tài sản tích lũy mà bạn có trong cuộc đời.

Đó là lý do tại sao bạn phải chịu trách nhiệm. Dù bạn có thể là nạn nhân của sự kiện cụ thể, nhưng bạn vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm vì không chuẩn bị trước cho những sự cố mà gần như tất cả mọi người đều gặp phải ít nhất một lần trong đời.

Điều đó có nghĩa là kết quả tài chính cuối cùng vẫn là trách nhiệm của bạn, dù sự kiện thực tế gây ra nó có thể không phải lỗi của bạn.

Quản Lý Rủi Ro Giúp Ngăn Ngừa Nợ Nần

Lập kế hoạch quản lý rủi ro là một phương án thông minh để tránh rơi vào nợ nần không mong muốn.

Những người thành công về tài chính hiểu rằng những điều tồi tệ có thể xảy ra với bất kỳ ai và họ quản lý những rủi ro này bằng cách sử dụng bảo hiểm phù hợp và quỹ dự phòng. Nguyên tắc rất đơn giản: luôn bảo hiểm cho những tổn thất mà bạn không thể tự gánh vác.

Ví dụ như:

- Bảo hiểm nhân thọ đủ để cung cấp thu nhập thay thế nếu người kiếm tiền chính trong gia đình qua đời.

- Bảo hiểm thương tật để bảo vệ thu nhập trong trường hợp bị chấn thương nghiêm trọng.

- Bảo hiểm hỏa hoạn để bảo vệ ngôi nhà và tài sản của bạn trước nguy cơ cháy nổ.

- Bảo hiểm y tế để bảo vệ bạn trước chi phí cao khi mắc bệnh.

- Bảo hiểm ô tô để chi trả chi phí sửa chửa xe cho bạn và người khác khi xảy ra tai nạn.

- Quỹ dự phòng khẩn cấp để giúp bạn trang trải các chi phí bất ngờ khi xe hỏng đột ngột, bạn bị tạm thời sa thải, hoặc gặp phải bệnh nặng.

Khi bạn lên kế hoạch cho những nghịch cảnh không thể đoán trước (nhưng chắc chắn sẽ xảy ra), bạn sẽ sẵn sàng đối phó để những trở ngại tạm thời không trở thành thảm họa tài chính. Bảo hiểm đúng cách và quỹ dự phòng khẩn cấp là những khoản chi tiêu cần thiết, tương tự như tiền ăn uống và tiền điện nước.

Nếu bạn nghĩ rằng mình không đủ khả năng chi trả bảo hiểm, hãy tìm cách giảm chi tiêu ở những khoản khác để có thể mua bảo hiểm. Đây không phải là tùy chọn, bởi vì nợ nần có thể sẽ là hậu quả tất yếu nếu bạn không chuẩn bị.

Sự thật là không ai mong đợi gặp phải những điều không may. Nhưng khi bạn đã chuẩn bị, hậu quả sẽ chỉ là tạm thời và có thể kiểm soát được. Ngược lại, nếu không chuẩn bị, hậu quả tài chính có thể rất nghiêm trọng.

Làm thế nào để thoát khỏi nợ nần? Giải quyết một lần và mãi mãi chỉ với 3 bước đơn giản!

Cách Thoát Khỏi Nợ Nần Chỉ Với 3 Bước Đơn Giản

Bây giờ chúng ta hãy sử dụng một phép so sánh để minh họa cách loại bỏ vấn đề nợ nần, để bạn không bao giờ phải trải qua nỗi đau này nữa.

Hãy tưởng tượng bạn có một chiếc lốp xe bị xẹp. Bạn có thể bơm lại lốp xe để có thể tiếp tục đi, nhưng nếu không tìm ra nguồn gốc của chỗ xì và sửa chữa trước, tất cả nỗ lực của bạn sẽ như “dã tràn xe cát” lốp xe sẽ lại bị xẹp.

Để sửa chữa lốp xe bị xẹp, bạn cần thực hiện 3 bước hành động:

1. Xác định nguồn gốc của chỗ xì: Tại sao lốp xe lại mất hơi? Có thể là do một cái đinh cắm vào lốp, van lốp bị hỏng, hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Bạn phải xác định nguyên nhân gốc rễ trước để có thể sửa chữa vĩnh viễn vấn đề này.
2. Thực hiện hành động sửa chữa: Sau khi đã xác định nguyên nhân, bạn cần hành động để sửa chữa chỗ xì. Cho đến khi bạn làm những gì cần thiết để khắc phục nguyên nhân gốc rễ, lốp xe sẽ cứ xẹp đi xẹp lại, bất kể bạn bơm lại bao nhiêu lần.
3. Bơm lại lốp: Sau khi hoàn thành bước 1 và 2, lúc đó mới có ý nghĩa để bơm lại lốp – không phải trước đó.

Thoát khỏi nợ nần cũng hoạt động theo cách tương tự. Bạn phải vá những lỗ hổng trong ngân sách của mình bằng cách khắc phục nguyên nhân gây ra nợ trước khi thực sự tìm đến các giải pháp tài chính (bơm hơi) để trả nợ.

Thật không may, hầu hết mọi người lại làm ngược lại. Họ sai lầm khi đi thẳng đến bước 3 bằng cách sử dụng thẻ tín dụng 0% lãi suất, hoặc các giải pháp nhanh như bán tài sản…

Tất cả những phương pháp này về tài chính giống như việc bơm lại lốp xe mà không chịu khó tìm ra cái đinh lớn đã gây ra chỗ xì từ đầu. Đó là lý do tại sao rất nhiều người mắc nợ lặp đi lặp lại vòng xoáy này – trả hết nợ thẻ tín dụng chỉ để lại mắc nợ một lần nữa.

Nguồn gốc của chỗ xì chưa bao giờ được sửa chữa, nên lốp xe cứ tiếp tục xẹp.

Dưới đây là 3 bước để xác định và sửa chữa các lỗ hổng trong ngân sách của bạn, giúp bạn giải quyết vấn đề nợ nần một cách vĩnh viễn.

Bước 1: Xác Định Nguyên Nhân

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân bắt nguồn từ các niềm tin, thái độ và thói quen của bạn, những yếu tố ảnh hưởng tới các quyết định tài chính hàng ngày.

Thực tế là tình hình tài chính của bạn phụ thuộc vào thói quen. Bạn cần chấp nhận sự thật này để có thể tập trung nỗ lực vào việc tìm ra cách khắc phục thích hợp.

Bước 2: Thực Hiện Biện Pháp Khắc Phục

Khi đã xác định được những thói quen khiến bạn rơi vào nợ nần, bước tiếp theo là thay đổi chúng bằng những thói quen mới, giúp bạn tiến tới sự tự do tài chính.

Với bước này, bạn đang thiết kế lại cuộc sống của mình để tạo ra sự tự do tài chính, từng thói quen một. Điều này có nghĩa là bạn phải dừng ngay những thói quen “rò rỉ chậm” và thay thế chúng bằng những lựa chọn xây dựng cho nền tảng của sự thịnh vượng.

Dưới đây là 4 câu hỏi để bạn cân nhắc:

- Hành vi nào đã khiến tôi rơi vào nợ nần ngay từ đầu?

- Có những tình huống cụ thể nào dẫn đến các vấn đề nợ hiện tại của tôi?

- Tại sao tôi không dừng lại việc tích lũy nợ khi nó bắt đầu?

- Điều gì đã ngăn cản tôi giải quyết các vấn đề nợ trước đây?

Khi bạn đã xác định được các thói quen và thái độ dẫn đến vấn đề nợ nần và ngăn bạn giải quyết chúng, đây là lúc áp dụng các chiến lược dưới đây để vá các lỗ hổng trong “lốp xe tài chính” của bạn:

Lập ngân sách thực tế: Hãy tạo một ngân sách với giới hạn chi tiêu cho từng danh mục. Bắt đầu bằng cách tổng hợp và phân loại tất cả các khoản chi tiêu trong 12 tháng qua để tạo ra một ngân sách cơ sở, sau đó cắt giảm những khoản không cần thiết cho đến khi chi tiêu dự kiến của bạn thấp hơn thu nhập.
Theo dõi chi tiêu hàng ngày: Bây giờ khi bạn đã có ngân sách, bước tiếp theo là tuân thủ nó – việc theo dõi sẽ giúp bạn làm điều đó. Một lý do khác để theo dõi chi tiêu là nó giúp bạn nhận thức rõ hơn về từng khoản chi tiêu, từ đó tiết kiệm thêm. Bạn nên tự hỏi hai câu hỏi cho mỗi khoản chi tiêu: “Có xứng đáng với số tiền tôi bỏ ra hay không?” và “Điều này có đưa tôi đến gần mục tiêu của mình hay khiến tôi xa rời chúng?”
Học cách kiềm chế chi tiêu cảm xúc: Một cách khác để giữ ngân sách là chuẩn bị danh sách mua sắm trước khi ra khỏi nhà để bạn chỉ mua những thứ nằm trong danh sách và phù hợp với ngân sách.
Đặt lịch mua sắm cố định: Thiết lập lịch mua sắm mà bạn không được phép thay đổi để loại bỏ việc mua sắm như một hình thức giải trí hay một “giải pháp trị liệu tinh thần”.
Thời gian chờ bắt buộc: Khi phải đối mặt với bất kỳ quyết định mua sắm không dự tính nào, hãy luôn yêu cầu một khoảng thời gian “hạ nhiệt” từ một ngày trở lên. Không cho phép mua sắm không có kế hoạch hoặc mang tính cảm xúc. Buộc bản thân phải chờ 24-48 giờ và sau đó xem xét lại xem bạn có thực sự cần món đồ đó hay không.
Tìm hiểu những cảm xúc bạn cố gắng thỏa mãn qua thói quen mua sắm, sau đó tìm các lựa chọn thay thế mang lại niềm vui lớn hơn: Các hoạt động như tập thể dục, nghe nhạc, hoặc tận hưởng thiên nhiên ít tốn kém và có thể là một lựa chọn lành mạnh, kinh tế hơn.
Để thẻ tín dụng ở nhà: Hãy xem xét việc “đông lạnh thẻ” của bạn trong một khối băng lớn để việc sử dụng chúng trở nên “bất tiện”. Bằng cách chỉ tiêu bằng tiền mặt, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn giá trị của tiền bạc và ít có khả năng chi tiêu quá mức.
Xác định và tránh các tình huống mua sắm gây ra chi tiêu quá mức: Đối với một số người, có thể đó là khi mua sắm một mình, còn với người khác có thể là khi mua sắm cùng bạn bè để khuyến khích lẫn nhau việc mua sắm thỏa mãn. Dù tình huống nào khiến bạn chi tiêu nhiều hơn, hãy cố gắng tránh xa chúng.
Tuyên bố trách nhiệm bằng cách thông báo với tất cả bạn bè và gia đình về những thay đổi thói quen bạn đã lên kế hoạch: Yêu cầu họ ủng hộ bạn bằng cách cảnh báo nếu bạn trượt lại những thói quen cũ.
Chữa cảm giác xấu hổ khi mua sắm bằng cách luôn cho gia đình và bạn bè xem những gì bạn đã mua: Không giấu bất kỳ món đồ nào ngoại trừ quà tặng (tạm thời).
Tham gia nhóm hỗ trợ nợ nần trong cộng đồng hoặc trực tuyến (rất nhiều hội nhóm trên Facebook)

Phát triển các thói quen khác ngoài mua sắm khiến bạn hạnh phúc và thay thế thói quen mua sắm bằng những hoạt động hiệu quả hơn.

Giảm thiểu tiếp xúc với quảng cáo, đặc biệt là những sản phẩm bạn dễ bị cuốn hút: Nếu bạn có đam mê với thời trang, hãy hủy đăng ký theo dõi/nhận thông báo từ các tạp chí hoặc các shop về thời trang để nó không có cơ hội thúc đẩy bạn muốn mua sắm.
Hãy nhớ đến việc tăng thu nhập: Bạn có thể làm thêm giờ tạm thời để kiểm soát nợ không? Có việc làm thời vụ hoặc làm công việc tự do nào có sẵn không, hoặc bạn có thể biến sở thích hay đam mê của mình thành thu nhập không?
Cuối cùng, hãy nhớ mua bảo hiểm đầy đủ cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của bạn: Điều này có thể làm tăng chi phí, nhưng bạn sẽ không muốn những biến cố không lường trước nhưng hoàn toàn có thể xảy ra quay trở lại đẩy bạn vào nợ nần. Hãy sẵn sàng với quỹ dự phòng và bảo hiểm phù hợp.

Mỗi chiến lược này đều có một mục tiêu – để ngăn chặn mọi cách bạn rò rỉ tiền bạc để không bao giờ mắc nợ nữa. Bạn phải kiên trì khắc phục những lỗ hổng này cho đến khi bạn chi tiêu ít hơn thu nhập.

Đó là điều quan trọng nhất. Bạn chưa hoàn thành bước 2 cho đến khi bạn tuân thủ quy luật cơ bản này của tài chính cá nhân – chi tiêu ít hơn thu nhập. Đây là tiêu chí duy nhất để hoàn thành bước 2.

Có thể sẽ mất vài tháng để đạt được mục tiêu này. Điều đó không sao cả. Điều quan trọng là đừng để bản thân bị choáng ngợp. Hãy bắt đầu bằng cách thay đổi một thói quen gây ra nợ và sống theo cách thay thế tạo ra sự giàu có cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái, sau đó chuyển sang thói quen khác.

Hầu hết mọi người đánh giá quá cao những gì họ có thể đạt được trong một tháng nhưng lại đánh giá quá thấp những gì họ có thể đạt được trong 3 năm nỗ lực kiên trì. Hãy kiên nhẫn. Từng thói quen một sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu với ít đau đớn nhất.

Cuối cùng, hãy đặt kỳ vọng đúng bằng cách nhận ra rằng đây không phải là giải pháp nhanh chóng. Đây là về quản lý tài chính dài hạn và xây dựng những thói quen vĩnh viễn để chuyển nợ thành của cải.

Đây là một giải pháp lâu dài giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và đáng để bạn nỗ lực.

Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bước này là chi tiêu ít hơn thu nhập của bạn. Khi bạn đạt được điều này, bạn sẽ có được khoản tiết kiệm hàng tháng cần thiết để bắt đầu trả nợ trong Bước 3 dưới đây

Bước 3: Giải Quyết Triệu Chứng

Bây giờ, khi bạn đã kiểm soát được chi tiêu và có dòng tiền dư mỗi tháng, đã đến lúc bắt tay vào việc trả hết nợ một cách hiệu quả nhất. Để dễ dàng hơn, bước này được chia thành 3 phần nhỏ.

Tiếp tục với ví dụ về lốp xe bị xẹp, bạn đã vá xong lỗ thủng. Giờ là lúc bơm lại lốp xe.

Tổ chức lại các khoản nợ để giảm bớt gánh nặng: Đầu tiên, hãy liên hệ với các chủ nợ và thử thương lượng để có điều khoản thanh toán tốt hơn, như lãi suất thấp hơn hoặc bỏ qua một số khoản phí phạt hoặc thời gian trả được lâu hơn. Mỗi đồng bạn tiết kiệm được từ lãi suất hay phí phạt là một đồng bạn có thể dùng để trả nợ. Bạn cũng có thể xem xét việc hợp nhất nợ hoặc tái cấp vốn để giảm lãi suất và loại bỏ các khoản phí.
Bán những gì bạn không cần để thanh toán nhanh: Nếu bạn có đồ trang sức, xe hơi không dùng đến, hoặc những vật dụng giá trị khác mà ít khi bạn sử dụng, hãy cân nhắc bán chúng. Số tiền này có thể giúp bạn thanh toán một phần nợ nhanh chóng, từ đó giảm áp lực tài chính.
Sắp xếp các khoản nợ còn lại theo một chiến lược rõ ràng: Sau khi đã giảm thiểu lãi suất và thực hiện các chiến lược thanh toán nhanh, hãy chọn một phương pháp trả nợ phù hợp với bạn trong chiến lược trả nợ Hòn Tuyết Lăn, nghĩa là:
Sắp xếp các khoản nợ: Bạn bắt đầu bằng cách sắp xếp các khoản nợ của mình theo thứ tự, có thể là theo lãi suất từ cao đến thấp (phương pháp “Debt Avalanche – núi lở”) hoặc theo số dư từ nhỏ đến lớn (phương pháp “Debt Snowball – hòn tuyết lăn”).
Debt Avalanche (lãi suất cao trước): Với phương pháp này, bạn sắp xếp các khoản nợ theo lãi suất từ cao đến thấp và tập trung trả khoản có lãi suất cao nhất trước. Cách này giúp bạn tiết kiệm tiền lãi và trả nợ nhanh hơn, nhưng có thể cần thời gian để thấy kết quả nếu khoản nợ lớn nhất của bạn có lãi suất cao.
Debt Snowball (số dư nhỏ trước): Phương pháp này sắp xếp các khoản nợ từ nhỏ đến lớn và tập trung trả nợ nhỏ nhất trước. Bạn sẽ thấy kết quả nhanh hơn và có động lực hơn khi thấy các khoản nợ dần được xóa bỏ.
Trả khoản nợ đầu tiên: Bạn tập trung mọi nguồn lực để trả hết khoản nợ đầu tiên trong danh sách (khoản nợ có lãi suất cao nhất hoặc số dư nhỏ nhất, tùy thuộc vào phương pháp bạn chọn).
Sử dụng số tiền dư để trả nợ tiếp theo: Khi khoản nợ đầu tiên đã được thanh toán, số tiền mà bạn đã dùng để trả khoản nợ đó sẽ không còn phải chi trả cho nó nữa. Thay vì giữ lại số tiền này, bạn chuyển toàn bộ số tiền đó sang để trả khoản nợ tiếp theo trong danh sách, làm cho việc trả nợ tiếp theo nhanh hơn.
Tiếp tục quá trình này: Bạn lặp lại quá trình này cho tất cả các khoản nợ khác. Mỗi khi bạn trả hết một khoản nợ, số tiền bạn dùng để trả nợ đó sẽ được thêm vào khoản thanh toán cho nợ tiếp theo, giúp bạn trả nợ ngày càng nhanh hơn, giống như một quả cầu tuyết càng lăn càng lớn.
Điều cốt lõi là bạn phải có một kế hoạch rõ ràng và thực hiện chiến lược trả nợ của mình với kỷ luật và sự kiên trì:

Đầu tiên, hãy giảm lãi suất và chi phí để giữ cho khoản nợ không tăng thêm.

Tiếp theo, bán những vật dụng không cần thiết để trả bớt nợ.

Cuối cùng, chọn một chiến lược trả nợ và tuân thủ nó cho đến khi bạn hoàn toàn thoát khỏi nợ nần.

Khi bạn tuân theo ba bước này, bạn sẽ thấy mình thoát khỏi nợ nhanh hơn bạn nghĩ. Điều quan trọng là hãy kiên trì và thực hiện từng bước một cách cẩn thận.

Kết Lại

Có rất nhiều lý do để rơi vào nợ nần, nhưng chỉ có một quy trình đơn giản gồm 3 bước để loại bỏ vấn đề nợ một cách vĩnh viễn.

Nó bắt đầu bằng việc dũng cảm nhận trách nhiệm và nhận ra rằng chính thói quen và thái độ của bạn đã dẫn đến tình trạng nợ nần. Nợ của bạn thực chất là một vấn đề cá nhân được ngụy trang dưới dạng một vấn đề tài chính.

Nguyên nhân của nợ nằm ở chính bạn – không phải ở bên ngoài.

Nhiệm vụ đầu tiên của bạn là thay thế những thói quen cá nhân gây ra nợ bằng những thói quen kiến tạo nên sự thịnh vượng. Điều này đòi hỏi bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho khoản nợ của mình cho dù nó có thể không dễ dàng chấp nhận.

Điều đó có nghĩa là bạn phải từ bỏ vai trò nạn nhân. Tuy nhiên, nó cũng trao quyền cho bạn để chuyển hướng cuộc sống từ nợ nần sang tự do tài chính.

Khi bạn đã ổn định tình hình tài chính của mình, điều đó có nghĩa là bạn đang chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Điều này cho phép bạn sử dụng số tiền tiết kiệm được để trả nợ theo quy trình 3 bước đã đề cập ở trên: ngăn chặn tổn thất, bán những thứ không dùng để trả nợ nhanh, và sau đó tăng tốc quá trình trả nợ còn lại bằng phương pháp “Debt Snowball” hoặc “Debt Avalanche”.

Điều quan trọng nhất là thay đổi thái độ. Việc giảm chi tiêu và trả nợ không phải là một sự hy sinh mà nó cho bạn biết được những gì bạn thực sự muốn trong cuộc sống. Đó là việc loại bỏ đám mây đen của nợ nần, loại bỏ những chi phí lãi suất lãng phí, và nắm quyền kiểm soát cuộc sống của bạn, hướng tài nguyên và nguồn lực của bạn đến những gì bạn thấy thỏa mãn nhất.
Mục tiêu của bạn lớn hơn nhiều so với việc chỉ thoát khỏi nợ. Quy trình 3 bước này đặt nền móng có thể biến nợ nần thành tài sản của cải và thay đổi hoàn toàn tình hình tài chính của bạn trong suốt cuộc đời.

Và nếu tất cả quá trình này vẫn quá khó với bạn vì bạn đang ở trong tình trạng “yếu” hơn bạn nghĩ thì rất có thể một người đồng hành tin cậy như một huấn luyện viên tài chính như tôi sẽ là thứ bạn thực sự cần.

Người Việt thường không có thói quen trả tiền cho những người giúp mình tiết kiệm và đem lại tiền bạc cho mình cũng như giúp mình lấy lại quyền kiểm soát, sống cuộc sống hạnh phúc nhưng tôi tin bạn là lớp trẻ, bạn thông minh và mở lòng hơn vì đặt lên bàn cân bạn sẽ biết đó là một khoản đầu tư vô cùng nhỏ bé cho những giá trị về vật chất, tin thần to lớn bạn có được.

Chúc bạn luôn an vui, vững vàng!

Nếu bạn thấy thông tin này là bổ ích thì đừng quên like và chia sẻ nó nhé, bạn cũng có thể tìm được các kiến thức, chia sẻ tài chính thú vị ở trên trang Youtube: Tài Chính Tỉnh Thức (FCI) của Học Viện Huấn Luyện Tài Chính FCI và đừng quên nhấn đăng ký kênh để không bỏ qua các chia sẻ mới nhất. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Đặc Quyền Khai Vấn 1:1 cùng Coach Đức Nguyễn

Để có một kế hoạch xây dựng sự thịnh vượng được cá nhân hóa và sự đồng hành trong suốt 6 tháng từ Coach Đức Nguyễn qua chương trình Khai Vấn – Hoạch Định & Quản Trị Gia Sản thì bạn sẽ đầu tư một khoản đáng kể.

Tuy nhiên với chương trình Đặc Quyền Khai Vấn 1:1 cùng Coach Đức Nguyễn kéo dài khoảng 1-3 giờ, bạn có thể nhanh chóng tìm ra giải pháp cho các vấn đề, mối quan tâm cấp bách hiện tại của bạn về tình hình tài chính của mình. Con đường bạn muốn đi trong sự nghiệp cũng như xây dựng sự tự do tài chính mà bạn mong muốn.

Hãy sử dụng ĐÒN BẨY là chuyên gia để TIẾT KIỆM cho mình rất nhiều THỜI GIAN, TIỀN BẠC và những va vấp không đáng có một cách kịp thời nhé.

Chương trình Đặc Quyền Khai Vấn 1:1 này có thể kết thúc bất cứ lúc nào! HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY NHÉ!

Làm thế nào để thoát khỏi nợ nần? Giải quyết một lần và mãi mãi chỉ với 3 bước đơn giản!

Bài viết bởi: Học Viện Huấn Luyện Tài Chính FCI tổng hợp kiến thức và biên tập

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Coach Đức Nguyễn Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả