menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bùi Văn Hà

Làm sao hết cảnh ngân hàng 'khổ vì thừa tiền', còn doanh nghiệp lại khát vốn?

Thay vì dựa vào đòn bẩy tài chính ngân hàng như thường lệ, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động chọn giải pháp tiết giảm chi phí, thu gọn quy mô. Điều này dẫn đến các tổ chức tín dụng muốn cho vay nhưng không kiếm được khách.

Doanh nghiệp khát vốn, còn ngân hàng thừa tiền

Theo Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam (VIRES), các DN bất động sản (BĐS) đang phải chống chọi với những khó khăn, thách thức lớn, thậm chí còn khốc liệt hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng vào những năm 2010-2013.

Trước tình hình tài chính khó khăn, không chỉ DN BĐS sản mà nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế dường như đang trông chờ nhiều hơn vào sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ. Song, chính sách tiền tệ, dù liên tục được thúc đẩy cải cách linh hoạt và điều chỉnh thời gian qua, nhưng không gian cho chính sách tiền tệ không còn nhiều.

Tính đến ngày 31.10.2023, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỉ đồng, mới đạt tốc độ tăng trưởng là 7,39%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đến thời điểm này và dự kiến cho cả năm 2023 tương đối thấp, cho thấy nền kinh tế đang khó hấp thụ vốn.

Ngành ngân hàng cho biết công tác điều hành chính sách tiền tệ đang hết sức khó khăn, hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh thừa tiền”. Cũng giống như các DN bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho... tiền.

Thực tế, các tổ chức tín dụng không kém phần sốt ruột bởi họ phải huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền, nên việc không cho vay được sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập. Tuy nhiên, nỗ lực tăng trưởng tín dụng không đồng nghĩa với việc nới lỏng, điều chỉnh điều kiện cho vay bằng mọi giá, đặc biệt là đối với lĩnh vực có hệ số rủi ro cao như BĐS.

Làm sao hết cảnh ngân hàng 'khổ vì thừa tiền', còn doanh nghiệp lại khát vốn?
DN phải chống chọi với những khó khăn khốc liệt

Ngân hàng có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đó một cách thận trọng, an toàn và hiệu quả. Cho vay những dự án dưới chuẩn, pháp lý không rõ ràng, phương án thu hồi vốn không khả thi hay có mức độ rủi ro cao không chỉ mang lại rủi ro cho chính ngân hàng, mà còn cho người gửi tiền, và toàn hệ thống.

Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn thấp trong bối cảnh chính sách về tín dụng không có gì thay đổi; dư địa tín dụng đối với các tổ chức tín dụng tương đối rộng rãi và thanh khoản hệ thống được Ngân hàng Nhà nước duy trì dồi dào cho thấy nguyên nhân không nằm ở thanh khoản hệ thống ngân hàng.

Trên thực tế, đến ngày 30.9.2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỉ đồng, tăng 6,04% so với thời điểm 31.12.2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS có sự tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước.

Loại trừ các DN không đủ điều kiện vay vốn thì nhiều DN không có nhu cầu vay, bởi không có cơ hội kinh doanh, không có đầu ra, nếu liều vay vốn sẽ không trả được nợ, lại càng khó khăn hơn.

Do đó, thay vì dựa vào đòn bẩy tài chính ngân hàng như thường lệ, nhiều DN chủ động chọn giải pháp tiết giảm chi phí, thu gọn quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này dẫn đến tình trạng các tổ chức tín dụng muốn cho vay nhưng không cho vay được, bởi không có khách hàng.

Như vậy, với bối cảnh nền kinh tế hiện nay, muốn chính sách tiền tệ có hiệu quả thì trước tiên phải tiếp tục mở rộng tài khóa, tạo được việc làm cho DN. DN phải hoạt động, người dân có việc làm thì mới có thể lưu thông tiền tệ; ngược lại, sẽ khiến tiền tồn trong ngân hàng, trường hợp xấu hơn còn làm tăng lạm phát.

Tăng cường chính sách tài khóa

Các chuyên gia của VIRES cho rằng then chốt của một nền kinh tế ổn định và phát triển lành mạnh là phải có sự kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa chính sách tài khóa, tiền tệ trên nền tảng môi trường đầu tư kinh doanh luôn được cải thiện theo hướng thuận lợi.

Theo đó, cần tiếp tục giảm thuế, phí. Việt Nam đang thực hiện chính sách tài khóa giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Việc giảm thuế GTGT sẽ kích cầu và tăng GDP, đạt được mục đích kép là thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời kiềm chế lạm phát.

“Nên thiết kế chính sách cần trung hạn (trên 2 năm), thậm chí có thể kéo dài hơn. Cần áp dụng chung một mức thuế giảm GTGT cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ, kể cả viễn thông, công nghệ thông tin, kinh doanh bất động sản”, báo cáo nêu.

VIRES cũng cho rằng trong bối cảnh kinh doanh khó khăn thì các giải pháp giảm chi phí sẽ giúp DN cảm thấy yên tâm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh giảm thuế, phí, thì tăng chi tiêu công là động lực quan trọng để gia tăng hiệu quả của chính sách tài khóa. Trong khi đó, tốc độ giải ngân đầu tư công còn rất chậm, trở thành vấn đề nan giải.

Làm sao hết cảnh ngân hàng 'khổ vì thừa tiền', còn doanh nghiệp lại khát vốn?
Ngân hàng phải “chữa bệnh thừa tiền”, còn DN lao đao vì khát vốn

Ngân hàng phải “chữa bệnh thừa tiền”, còn DN lao đao vì khát vốn

Các bộ ngành phải có sự kết hợp để giải quyết được những khó khăn, thiếu thốn về nguyên vật liệu; những vướng mắc trong cơ chế chính sách. Chỉ khi thực hiện được những điều đó thì hoạt động giải ngân đầu tư công mới trôi chảy, chi tiêu đầu tư công đi theo đúng kế hoạch.

“Hoàn toàn có thể nghiên cứu, học tập và nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, như trường hợp tỉnh Yên Bái “mạnh dạn” đồng ý chủ trương để chủ đầu tư ứng trước cho nhà thầu 50% giá trị gói thầu xây lắp thay vì 30% như thông lệ. Nhờ vậy, nhà thầu đã có kinh phí để nhập khẩu nguyên vật liệu sớm, không bị tác động của trượt giá và hoàn thành dự án trước thời hạn”, báo cáo nêu.

Một vấn đề quan trọng cần làm là kích thích tiêu dùng nội địa. Đây là cách để tăng trưởng nguồn thu dài hạn, “thả con tép bắt con tôm” thay vì chú trọng vào thu ngân sách, khiến DN kiệt quệ nguồn lực.

Các DN trong nền kinh tế nói chung và DN BĐS nói riêng hiện nay lo ngại nhất là vấn đề rào cản thủ tục, xung đột pháp lý và sự mất ổn định của chính sách. Do đó, cần phải nỗ lực tạo ra sự liền mạch, giảm tối đa các thủ tục rườm rà làm tăng chi phí và mất thời gian của DN.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
2 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại