menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thành Phạm Helios Pro

Làm sao để diệt Tham - Sân - Si & duy trì tư duy đầu tư đúng?

Một kế hoạch giao dịch đúng luôn bắt đầu từ một loạt các thói quen đúng. Các thói quen đúng được hình thành từ Tư duy giao dịch đúng.

Rất nhiều nhà giao dịch chứng khoán chưa chuẩn bị về mặt tư duy giao dịch trước khi gia nhập thị trường. Xin chia sẻ một vài kinh nghiệm cá nhân hy vọng giúp ích cho các bạn.

(phù hợp với nhà đầu tư trong khung giao dịch ngắn hạn và trung hạn)

1. Không sử dụng tiền vay, hoặc chỉ dùng tối đa 30% tổng NAV (vay người thân quen và vay margin).

"Ngay khi tưởng rằng bản thân tìm ra được chìa khóa mở cánh cửa thành công của Thị trường, thì Thị trường liền đổi ổ khóa."

- Đây là lời cảm thán của tất cả nhà đầu tư chuyên nghiệp lâu năm, và là lời nhắc quan trọng cho những nhà đầu tư mới nếu bạn có tham vọng kiếm tiền nhanh trên Thị trường.

Trong Thị trường Uptrend, cảm giác chiến thắng liên tục bằng những công cụ lọc cổ phiếu đơn giản, bằng 1 vài công cụ phân tích TA rất dễ khiến bạn rơi vào ảo giác của 1 nhà vô địch bất khả chiến bại.

Chính những khoản Lãi sớm này; hoặc thậm chí là may mắn bắt trúng các Đáy ngắn hạn trong 1 Uptrend, sẽ giết chết năng lực quản trị rủi ro tự nhiên của bạn.

Lãi rồi ai cũng ham đánh lớn hơn, thông qua tiền vay mượn của người thân hoặc mua Margin kịch khung. Nhưng thói quen này sẽ khiến bạn phát hiện ra kỳ quan "Lỗ Kép" khi Thị trường có các pha điều chỉnh sâu 150-200 điểm hoặc đen đủi nhất là rơi vào Downtrend.

Theo kinh nghiệm của tôi thì nhà đầu tư mới chỉ nên duy trì tỷ lệ vốn vay cho tài khoản tối đa là 30% trong ít nhất 3 năm đầu tiên mới đầu tư chứng khoán.

2. Nhận thức mọi biểu hiện Tham - Sân - Si trên thị trường và loại bỏ dần

Không có 1 thị trường nào quy tụ đầy đủ Tham - Sân - Si của cuộc sống vào Tâm lý giao dịch như Thị trường Chứng khoán.

Bạn có thể mất đi lý trí vì vô vàn lý do bất ổn nội tâm đến từ Tham - Sân - Si, ví dụ như:

+ Tham:

Kỳ vọng sẽ lãi x2, x3 với cổ phiếu này trong năm nay, sau đó sẽ có tiền mua Volvo, Porsche, Biệt thự. (Câu chuyện xảy ra với không ít cổ đông cổ Đất chu kỳ 2021-2022)

= Đừng kỳ vọng gì hết khi mua 1 Tài sản, nhất là Tài sản nhiều rủi ro như Chứng khoán. Tốt nhất là với nhà đầu tư cá nhân, bạn nên định hình tư duy Big Buy ở 1 vùng định giá đủ để tự tin khẳng định là rẻ và cầm giữ lâu dài thay vì ngày ngày vào xem bảng điện mua mua bán bán và Kỳ vọng.

+ Sân hận:

Cay cú, đổ lỗi cho Broker, KoL lùa gà đã úp bô bạn ở chu kỳ trước, nhưng vẫn thích theo dõi Thị trường. Khi Thị trường vẫn đang ở mức giá hấp dẫn thì bạn không mua, tới khi Thị trường tăng 10% rồi thì bạn mới cay cú giải ngân, và chia buồn với bạn, bạn lại đu đỉnh lần 2 cùng sự Sân hận nặng nề hơn.

Cổ phiếu không biết bạn mua ở mức giá nào, bạn cảm thấy ra sao, bạn được ai giới thiệu. Cổ phiếu có đường đi riêng của nó và lớp tài sản này là lớp tài sản có biên dao động lớn giữa Đỉnh - Đáy.

Hãy nhẹ nhàng tiếp nhận lần đầu tư thất bại trước đó là 1 bài học giúp bạn trưởng thành hơn, đừng sân hận đổ lỗi cho bất cứ ai khác.

+ Si mê:

Cổ tăng trưởng là cổ không bao giờ giảm. Cổ tốt thế này phải Hold to Die. Đây là câu chuyện đã xảy ra ở chu kỳ 2018 với PNJ, chu kỳ 2021-2022 với rất nhiều Cổ Đất, tiêu biểu như DIG, CEO, hoặc chu kỳ này đã bắt đầu xuất hiện 1 số cổ phiếu được kỳ vọng tuyệt đối như vậy như VTP, FRT.

Chính những cổ phiếu đó đã mang lại các khoản lãi cho bạn, nhưng chính vì si mê câu chuyện của cổ phiếu đó quá nhiều khiến bạn không giữ được kỷ luật trong giao dịch, dẫn tới sử dụng Margin sai, dính Bull Trap, ...

Đây là sai lầm rất phổ biến của Nhà đầu tư đã trải qua được khoảng 2-4 chu kỳ chứng khoán, chứ không còn là Nhà đầu tư F0.

Chính nền tảng kiến thức và trải nghiệm sẵn có, bạn rất dễ rơi vào tâm thế tin tưởng tuyệt đối vào "Một Nửa Sự Thật" trong câu chuyện cổ phiếu.

Đừng quên: Một câu chuyện kỳ vọng hay của cổ phiếu sẽ chỉ giúp cổ phiếu đó "có thể" tăng giá mạnh hơn và bền vững hơn. Đừng kỳ vọng bất cứ cổ phiếu nào mãi mãi tăng giá để rồi tự giết chết chính mình trong sự Si Mê.

Với chứng khoán tốt nhất với số đông nhà đầu tư nên phân bổ tối đa 50% tổng tài sản. 50% còn lại dành cho Đất, Tiền gửi Ngân hàng, Chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Với số tiền đầu tư Chứng khoán, hãy phân ra 50% NAV cho 1-2 cổ phiếu nắm giữ trung hạn; 50% NAV cho 2-3 cổ phiếu Trading để cân bằng cảm xúc ngắn hạn.

Hi vọng các chia sẻ kinh nghiệm từ đội ngũ Admin Team Helios sẽ giúp Quý anh chị nhà đầu tư mới có được tâm lý tốt hơn để đầu tư thành công!

Thành Phạm Helios

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả