menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Trung

Làm sao để cân bằng giữa mục tiêu làm giàu và hưởng thụ cuộc sống?

Một số lời khuyên giúp bạn có được sự cân bằng trong đầu tư và chi tiêu.

Các khái niệm như FOMO (sợ bị bỏ rơi, bỏ lỡ), mốt thời thượng, áp lực từ bạn bè đồng trang lứa… chắc chắn là những yếu tố quyết định cách chi tiêu của bạn và đây là điều giới chuyên gia khuyên bạn tránh xa.

Để trở nên giàu có, nhiều chuyên gia khuyên mọi người nên học cách tiết kiệm, đầu tư, lập các quỹ khẩn cấp khác nhau… Tuy nhiên, trên thực tế, không phải mọi thu nhập chúng ta kiếm được đều có thể dùng vào những việc đó. Ít nhất một phần thu nhập sẽ được dùng để tiêu xài vào các hoạt động giải trí, hưởng thụ cuộc sống. Bởi vì, cuộc sống sẽ vô cùng nhàm chán nếu thiếu những điều đó.

Một thách thức lớn đối với kế hoạch tài chính cá nhân là cân bằng giữa một bên là giữ kỷ luật để tuân thủ kế hoạch và một bên là những thú vui, sự nuông chiều bản thân. Làm sao để bạn biết được mình có đang thiên về bên nào hay không? Đầu tư hay tiêu xài tiền bạc bao nhiêu là quá nhiều? Dưới đây là những lời khuyên được tờ The Economic Times của Ấn Độ tổng hợp nhằm giúp bạn có được sự cân bằng trong đầu tư và chi tiêu.

Niềm vui lớn đi liền với trách nhiệm lớn

Theo chủ nghĩa hưởng thụ mà không có trách nhiệm chính là sát thủ đối với túi tiền của bạn. Hãy lấy giao dịch chứng khoán làm ví dụ. Giao dịch là một kỹ năng và chỉ cần một chút sơ sẩy trong quá trình đó có thể khiến bạn phải trả giá bằng tiền hoặc rất nhiều tiền.

Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người tránh xa thị trường khoán, xem đây là một hình thức đánh bạc không có điểm dừng. Trong khi đó, không ít người vẫn tin rằng chứng khoán đồng nghĩa với giao dịch và đầu cơ.

Tuy nhiên, những người này không biết một điều rằng, những nhà đầu tư có trách nhiệm vẫn kiếm được hàng triệu USD. Vì vậy, đừng tách bạch giữa việc theo đuổi thú vui và trách nhiệm đi liền với đó.

Mục đích của việc hưởng thụ và đầu tư là gì?

Mục đích hay lý do đằng sau việc đầu tư giúp bạn xác định sẽ đầu tư thời gian, công sức vào tiền bạc vào đây như thế nào. Nếu bạn đặt ra các mục tiêu trong cuộc sống và bắt đầu đầu tư, tiết kiệm tiền để đạt được chúng, thì chính mục đích đó sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu của mình.

Nếu bạn biết rằng một buổi đi chơi với bạn bè hoặc đồng nghiệp mỗi tuần là đủ để làm mới bản thân, thì bạn sẽ không lui tới quán bar mỗi ngày để giải trí. Hưởng thụ quá nhiều có thể cản trở tầm nhìn đến mục tiêu của bạn.

Và cũng vì lý do đó, điều quan trọng là cần ở bên những người sẽ cho giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn, như bạn bè, gia đình hay cố vấn tài chính đáng tin cậy. Trước khi bạn lún quá sâu vào con đường hưởng thụ các thú vui cuộc sống, hãy tự hỏi bản thân điều đó mang lại cho bạn những gì ngoài sự thỏa mãn tức thì.

Xây dựng “bộ đệm” phòng ngừa rủi ro

Đầu tư dài hạn và có chiến lược thường được các chuyên gia khuyến khích. Một danh mục đầu tư cốt lõi được đầu tư thường xuyên và trong dài hạn sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống. Nếu không có nó, bạn không nên đưa ra những lựa chọn rủi ro.

Việc đánh liều dùng toàn bộ tiền hưu trí của mình để đầu tư vào IPO của một công ty nào đó sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như bạn đã có một “bộ đệm” phòng ngừa rủi ro, để nếu chẳng may thua lỗ thì bạn cũng không mất hết.

Nếu không có nguồn thu nhập liên tục và ổn định để trang trải chi phí sinh hoạt, nhiều người không dám theo đuổi việc kinh doanh. Quyết định tạm thời nghỉ việc, đi du lịch dài hạn hay những thú vui trong ngắn và trung hạn đều phải có một “bộ đệm” để phòng ngừa rủi ro mất trắng.

Làm sao để cân bằng giữa mục tiêu làm giàu và hưởng thụ cuộc sống?
Khát khao được xã hội công nhận và nội sợ bị bỏ lại phía sau khiến nhiều người không kiểm soát được chi tiêu. Ảnh: iStock.

Mong muốn được xã hội công nhận ảnh hưởng tới thói quen chi tiêu

Các khái niệm như FOMO (sợ bị bỏ rơi, bỏ lỡ), mốt thời thượng, áp lực từ bạn bè đồng trang lứa… chắc chắn là những yếu tố quyết định cách chi tiêu của bạn. Đôi khi, có thể bạn không muốn đi tham gia một chuyến du lịch đắt đỏ với bạn bè, nhưng bạn cũng không muốn bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, bạn tham gia.

Nếu những lựa chọn bạn đưa ra xuất phát từ nỗi khát khao được bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hay họ hàng công nhận, chắc chắn bạn sẽ gặp vấn đề với việc kiểm soát chi tiêu. Sự tự nhận thức là điều vô cùng quan trọng.

Đừng cố trở thành một người khác và lãng phí tiền bạc để làm điều đó. Liệu có ý nghĩa gì khi bạn thổi bay những đồng tiền khó khăn lắm mới kiếm được chỉ để hòa nhập hoặc được xã hội công nhận? Hãy suy nghĩ kỹ về điều đó.

Cân bằng giữa hiện tại và tương lai

Trí tưởng tượng cho phép chúng ta nghĩ về một tương lai lý tưởng, mà ở đó mọi thứ đều thoải mái và tuyệt vời. Và trong khi chờ đợi, cố gắng vì tương lai đó, chúng ta lại bị mắc kẹt ở hiện tại. Tập trung quá nhiều cho hiện tại và những thú vui hưởng thụ hiện tại khiến chúng ta sợ rằng mình sẽ phải hy sinh tương lai. Đó là lý do nguyên tắc về tài chính cá nhân bao gồm tài sản và thu nhập, cổ phiếu và dòng tiền đều được xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu một phần thu nhập được để ra, thì phần còn lại sẽ được dùng để tiêu xài. Hãy nhớ rằng, của cải của ngày hôm nay mang lại thu nhập trong tương lai.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại