menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Hải Invest Pro

Lạm phát và ảnh huởng đến thị trường chứng khoán

Lạm phát và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Lạm phát và ảnh huởng đến thị trường chứng khoán

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Hoặc sự mất giá của một đồng tiền so với loại tiền tệ khác

Một ví dụ điển hình về lạm phát đó là một ổ bánh mì bán vào năm 2000 có giá 1.500 đồng/ ổ. Vào năm 2010, giá của ổ bánh mì đấy, mặc dù chất lượng không thay đổi giá đã là 5.000 đồng/ ổ. Và đến năm 2020, giá của bánh mì đó là 25.000 đồng/ ổ.

Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng lạm phát?

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Do thừa tiền quá mức

Nguyên nhân mà chúng ta phải kể đến đầu tiên đó chính là do thừa tiền quá mức. Thông thường, lượng tiền sẽ được cân đối để phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Nhưng vì một lý do nào đó mà lượng tiền dư thừa quá mức so với hàng hóa thì sẽ tạo ra hiện tượng lạm phát.

Giả sử nền kinh tế của chúng ta chỉ sản xuất ra 3 ổ bánh mì và chính phủ in tiền vừa đủ để trao đổi 3 ổ bánh mì đó. Lúc này, cung tiền cân bằng với hàng hóa . Có thể thấy rằng 1 ổ bánh mì tương đương với 1 đơn vị tiền tệ. Nếu sau đó một thời gian, số lượng hàng hóa không đổi, nhưng cung tiền lại tăng gấp đôi, ta có thể thấy rằng: cùng với ổ bánh mì đó , nhưng bạn cần bỏ ra số lượng tiền gấp đôi để đổi lấy 1 ổ bánh mì . Hay cũng với một lượng tiền mà trước kia bạn có thể mua được 1 ổ bánh mì thì nay chỉ còn có thể đổi được một nửa ổ mà thôi.

Do cầu kéo

Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó mà leo thang dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Ví dụ như thường ngày bạn đi mua thịt với giá khoảng 80 ngàn/ kg nhưng đến dịp cận Tết, nhu cầu sử dụng thịt để làm bánh chưng, chả lụa, xúc xích tăng cao làm cho giá cả tăng mạnh, kéo theo đó các mặt hàng khác như là thịt gà, thịt bò, các sản phẩm về thực phẩm cũng gia tăng đẩy lạm phát tăng

Do chi phí đẩy

Lạm phát sinh ra do tăng về chi phí sản xuất dẫn đến sự tăng giá cả sản phẩm đầu ra (chi phí đẩy).

Chi phí đầu vào của doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thuế và khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng lên, dẫn đến sản phẩm cũng sẽ tăng lên và một phần chi phí tăng lên sẽ được chuyển sang người tiêu dùng dẫn đến mức giá chung của toàn thể tăng lên được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

Chẳng hạn, như chi phí đầu vào của sản phẩm bánh mì phụ thuộc vào giá cả bột mì và giá thịt. Nếu giá thịt tăng hoặc giá bột mì tăng sẽ làm gia tăng chi phí tạo nên một chiếc bánh mì mà sau đó giá bán của bánh mì sẽ tăng lên. Một ví dụ điển hình khác về nguyên nhân lạm phát do chi phí đẩy đó chính là giá xăng dầu. Giá xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp nên ảnh hưởng khá nhiều giá bán đầu ra của các sản phẩm của các doanh nghiệp đó. Vì vậy, nó sẽ tác động nhiều đến lạm phát. Mỗi khi giá xăng tăng thì giá cả các loại hình taxi, cước vận tải gia tăng, rau củ quả, thực phẩm cũng tăng. Thậm chí giá nhà hay giá cho thuê nhà cũng sẽ tăng theo.

Vậy lạm phát được đo lường như thế nào?

Lạm phát đo lường như thế nào?

Lạm phát được đo lường bằng sự thay đổi giá cả hàng hóa dịch vụ trong một nền kinh tế.

Lạm phát được đo lường thông qua chỉ số CPI (Consumer Price Index)

CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian

Chỉ số CPI dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng

Giỏ hàng hóa được tính trong CPI bao gồm các mặt hàng hóa như sau:

Lương thực, thực phẩm, ăn uống và gia đình , đồ uống và thuốc lá

May mặc, mũ nón, giày dép

Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng

Thiết bị và đồ dùng gia đình

Thuốc và dịch vụ y tế

Giao thông

Bưu chính viễn thông

Giáo dục

Văn hóa, giải trí và du lịch

Hàng hóa và các dịch vụ khác

Tác động của lạm phát

Các mức độ lạm phát

Tùy vào giá trị của lạm phát , chúng ta chia lạm phát thành nhiều cấp độ khác nhau

Giảm phát: mức lạm phát < 0. Khi mức lạm phát < 0, thường sẽ kéo theo nhiều hệ luy cho nền kinh tế

Lạm phát tự nhiên: mức lạm phát từ 0-10%, đây là tỷ lệ lạm phát hằng năm ở mức 1 con số, được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể sự đoán được. Khi giá ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng 1 tháng hay là 1 năm. Mức lạm phát này khá là lý tưởng cho việc kích thích và đầu tư phát triển kinh tế

Lạm phát phi mã: là mức lạm phát trên 10%, hay lạm phát ở mức 2 cho đến 3 con số . Với mức lạm phát phi mã, thì đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, người dân không muốn giữ tiền mặt, mọi người thích giữ hàng hóa vàng hay là ngoại tệ. Thị trường tài chính không ổn định

Siêu lạm phát: là mức lạm phát trên 1000%. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn, các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi lấy hàng, tiền không còn làm chức năng trao đổi nữa nên tài chính đứng trước nguy cơ siêu khủng hoảng

Tác động của giảm phát

Giảm phát là hiện tượng mà mức giá chung của hàng hóa có xu hướng giảm. Vậy tác động của giảm phát đó là gì?

Đầu tiên, đó là tích trữ tiền mặt ở trong dân dẫn đến thiếu vốn. Điều này đến từ nguyên nhân là hàng hóa có xu hướng giảm giá và tiền trở nên có giá trị hơn , người dân có xu hướng tiết kiệm và ít tiêu dùng

Sản xuất bị đình trệ, doanh nghiệp không đầu tư làm cho các hoạt động kinh tế bị ngưng trệ do nhiều người tiêu dùng chờ giảm giá sâu hơn. Giá giảm khiến cho doanh nghiệp không có động lực để sản xuất, trì hoãn đầu tư khiến sản xuất bị trì trệ

Suy thoái là kết quả tất yếu khi người tiêu dùng bị triệt tiêu động lực mua sắm và doanh nghiệp mất đi động lực sản xuất

Gia tăng nợ: Suy thoái tạo ra vòng xoáy đi xuống kèm theo đó là giá cả giảm kèm theo gia tăng nợ thực tế

Chúng ta cùng xem một ví dụ điển hình của nền kinh tế giảm phát. Nhật Bản là một quốc gia đã trải qua thời kỳ giảm phát dai dẳng từ sau năm 1990 cho đến nay. Đầu tư và tiêu dùng tư nhân giảm mạnh cùng với sự tiết kiệm trong chi tiêu đã khiến Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm lại và thậm chí là tăng trưởng âm. Vì vậy, trong các năm đầu thế kỷ 21, Nhật Bản thường xuyên tung ra các gói kích thích kinh tế và tiêu dùng trong chi tiêu chính phủ để giúp phục hồi kinh tếvà nâng mức lạm phát lên.

Cùng nhìn vào biểu đồ ở trên, chúng ta sẽ thấy những năm Nhật Bản giảm phát cũng là những năm mà thị trường chứng khoán của Nhật giảm mạnh

Tác động của lạm phát tự nhiên

Mức lạm phát vừa phải sẽ có tác động tốt đến nền kinh tế( 2 -4%). Đây là mức lạm phát kỳ vọng của các chính phủ khi điều hành nền kinh tế. Bởi vì mức giá cả gia tăng trong lạm phát sẽ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và đầu tư, từ đó làm giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. đồng thời cũng có tác động kích thích tiêu dùng và giúp tăng trưởng kinh tế

Tác động của lạm phát phi mã và siêu lạm phát

Khiến cho lãi suất thực giảm và Thu nhập thực tế giảm. Do lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – Lạm phát. Vì vậy, khi lạm phát tăng quá nhanh trong khi lãi suất danh nghĩa không tăng hoặc tăng chậm hơn so với lạm phát thì sẽ khiến cho lãi suất thực giảm. Điều này cũng tương tự với thu nhập với công thức:

GDP thực = GDP danh nghĩa – Lạm phát

Ngoài ra, tình trạng lạm phát phi mã và siêu lạm phát sẽ khiến cho tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa, tài sản xuất hiện gây mất cân bằng cung cầu và khiến cho tỷ giá gia tăng. Gia tăng gánh nặng nợ quốc gia. Đầu tư nước ngoài tháo chạy và hệ quả cuối cùng đó chính là GDP thực giảm, kinh tế kiệt quệ.

Lạm phát ảnh hưởng đến thị trường Chứng khoán như thế nào?

Một ví dụ chứng tỏ sự tương quan giữa thị trường c hứng khoán và tỷ lệ lạm phát, chúng ta hãy cùng nhìn biểu đổ của VN-Index từ năm 2002 – nay và những tác động của chỉ sốCPI tới chứng khoán là như thế nào. CPI năm 2008 đạt mức cao nhất, thị trường chứng khoán cũng tạo đỉnh và rơi vào chu kỳ giảm sốc. 2009, lạm phát được khống chế thành công, CPI ở mức thấp nhất khiến cho kinh tế vĩ mô ổn định và chứng khoán tăng lại. Năm 2011, lạm phát tăng trở lại khiến cho chứng khoán tiếp tục giảm trở lại. Năm 2015, lạm phát thấp kỷ lục, chứng khoán tăng mạnh mẽ.

Lạm phát và ảnh huởng đến thị trường chứng khoán

Mối tương quan giữa lạm phát và thị trường chứng khoán qua thống kê tại Việt Nam(*): Lạm phát tăng có mức độ cộng với việc cung tiền tăng mạnh và mở rộng chi tiêu của chính phủ, hệ quả sẽ giúp cho thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng. Nếu lạm phát tăng quá cao, vượt quá tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệ thì hệ quả đó là thị trường chứng khoán suy giảm nhanh. Nếu lạm phát giảm cộng với thực chi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng thì hệ quả là thị trường chứng khoán sẽ tăng trở lại. Và một điều chúng ta rút ra nữa là ở trạng thái trung tính, khi lạm phát tăng có mức độ nhưng không đến mức quá cao, cộng với chính sách thu hẹp tiền tệ thì thị trường chứng khoán sẽ sideway. Qua đây, chúng ta có thể rút ra được mối liên hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán Việt Nam qua thống kê tại Việt Nam như sau:

Trường hợp 1 : Nếu như lạm phát tăng có mức độ cộng với việc cung tiền tăng mạnh và mở rộng chi tiêu của chính phủ, thì hệ quả sẽ rút ra được đó là thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng nóng

Trường hợp 2: Lạm phát nếu tăng quá cao vượt quá tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước, thì hệ quả là thị trường chứng khoán sẽ suy giảm mạnh

Trường hợp 3: Khi lạm phát giảm, thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng của chính phủ thì hệ quả là thị trường chứng khoán sẽ tăng trở lại

Trường hợp 4: Ở trạng thái trung tính, khi lạm phát tăng có mức độ nhưng không đến mức quá cao, cộng với việc chính phủ thu hẹp tiền tệ, thì sẽ dẫn đến một hệ quả đó là thị trường chứng khoán sideway down.

Anh chị nhà đầu tư tuyệt đối không mua bắt, hãy quản trị thật tốt vì có thể những cổ phiếu chưa giảm sẽ bước vào nhịp giảm mạnh.

Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Hải Invest Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

9 Yêu thích
9 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại