Lạm phát tác động đến tài chính cá nhân của bạn như thế nào?
Khái niệm lạm phát có lẽ khá quen thuộc nếu bạn thường xem các bản tin kinh tế. Trên phương diện quốc gia, tình trạng lạm phát có thể làm ảnh hưởng đến cả nền kinh tế và làm lung lay các thể chế chính trị. Thế nhưng, lạm phát liệu có ảnh hưởng gì đến cá nhân bạn hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé
1. Lạm phát là gì
Lạm phát là tình trạng xảy ra trong nền kinh tế khi giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao và liên tục theo thời gian. Cùng lúc với tình trạng này, giá trị của đồng tiền trong nền kinh tế đó sẽ bị giảm xuống. Lạm phát phản ánh tình trạng giảm sức mua của một loại tiền tệ so với giá trị của các đồng tiền khác và so với chính giá trị của đồng tiền đó trước đây. Hoặc một cách hiểu khác lạm phát là tình trạng tiền được phát hành ra nhiều hơn nhưng giá trị lại giảm xuống. Nghĩa là cùng một món đồ, nhưng trong tình trạng lạm phát, bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua so với trước đó.
2. Tác động của lạm phát
a) Tác động đến thu nhập
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát.
Thu nhập thực tế = thu nhập danh nghĩa * (1 – tỷ lệ lạm phát)
Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Khi tình hình lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa tăng sẽ làm tăng số tiền bạn phải chi nhưng khoản thu từ thu nhập thì không tăng, dẫn đến tình trạng thu không đủ bù chi. Lấy Zimbabwe làm ví dụ, khi lạm phát tăng quá cao, thu nhập một ngày của người dân chỉ đủ mua vài ổ bánh mì.
b) Tác động đến tích lũy
Bên cạnh thu nhập thực tế bị giảm đi do lạm phát, tiền tích lũy của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Do lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, vì vậy, nếu bạn cất giữ tiền tại nhà, theo thời gian, số tiền của bạn sẽ mất dần giá trị. Kể cả trong trường hợp gửi tiết kiệm tại các ngân hàng bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Nguyên nhân do lãi suất thực sẽ bằng lãi suất trên danh nghĩa trừ cho tỷ lệ lạm phát. Tức là nếu bạn gửi ngân hàng với lãi suất 7%/năm và tỷ lệ lạm phát là 5%, như vậy, lãi suất thật mà bạn nhận được chỉ có 2%/ năm. Tỷ lệ lạm phát càng cao thì thực lãi sẽ càng giảm, số tiền tích lũy của bạn theo thời gian sẽ mất giá dần dần do lạm phát.
3. Ứng phó với lạm phát như thế nào
Bạn có thể đối phó với lạm phát bằng cách thay đổi hình thức tích lũy. Thay vì chỉ cất giữ tiền trong nhà, do tiền không thể tự sinh ra tiền được, tiền để trong nhà càng lâu thì giá trị càng giảm, bạn còn có thể thực hiện đầu tư để tránh lạm phát. Bởi lẽ, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá theo thời gian, còn đầu tư lại ngược lại, làm cho số tiền của bạn sinh lợi theo thời gian. Chính vì vậy, bạn có thể chọn các kênh đầu tư như chứng khoán, các quỹ đầu tư (quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu) để giúp giảm thiểu ảnh hưởng của lạm phát lên thu nhập và tích lũy của bản thân.
VNDIRECT đồng hành cùng bạn trong quá trình hình thành thói quen thiết lập kỷ luật đầu tư để từ đó giúp bạn xây dựng con đường đầu tư, kiến tạo Sức khỏe tài chính và Bảo an Thịnh vượng theo tháp tài sản vững chắc.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận