Lạm phát ở Việt Nam thật sự là bao nhiêu?
Hôm nay có một em gái dễ thương nhắn tin mình hỏi câu này. ''Mức lạm phát hàng năm ở Việt Nam là bao nhiêu thế anh?''
Nếu bạn nghe và tin vào chỉ số CPI của chính phủ thì mỗi năm mức lạm phát chỉ tăng 3-5%. Nhưng chắc các bạn cũng không tin chỉ số vô nghĩa này, nó đã bị lạm dụng và làm thao túng bấy lâu nay vì mục đích chính trị, không chỉ riêng Việt Nam mà thế giới cũng vậy.
Xin lưu ý: lạm phát theo nghĩa truyền thống là số lượng tiền mới được in. Ví dụ số lượng tiền trong nền kinh tế là 100đ, chính phủ in thêm 10đ, 10đ được in là lạm phát.
Có một cách Thợ săn hay dùng để đo mức lạm phát. Đó là nhìn giá tô phở. Vì để làm 1 tô phở phải có: rau, thịt, tiền công lao động, tiền mặt bằng, điện, nước, ga, giá xa bông rửa chén và vô số thứ nữa. Nên theo tôi giá tô phở thể hiện rất rõ mức lạm phát.
Vì ai trong chúng ta cũng ăn phở, một tuần ăn cũng ít nhất một lần. Tôi để ý là giá tô phở của tôi cứ tăng mạnh một cách âm thầm năm này qua năm khác dù chỉ số CPI chỉ nằm ở mức 3-5%. Vậy thì hãy tính để hiểu rõ hơn nhé, bảo đảm kết quả chính xác hơn thống kế của chính phủ.
Giá tô phở tôi ăn:
2017 - 25,000 VND (Index 100)
2018 - 30,000 VND (Index 120)
2019 - 30,000 VND (Index 120)
2020 - 35,000 VND (Index 140)
2021 - 35,000 VND (Index 140)
2022 - 40,000 VND (Index 165)
Như các bạn đã thấy, dựa theo giá tô phở từ năm 2017 cho tới nay, giá tô phở đã lên gần 100%, chưa tính ông chủ quán bớt phần thịt bò. Vậy chúng ta có thể kết luận rằng trong 5 năm, từ 2017-2022, mức lạm phát là 60%, trung bình 12%/năm.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận