menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
SAIGON FUTURES Pro

Lạm phát ở Mỹ làm tăng sức nóng cho thị trường hàng hoá

Thị trường hàng hoá có một phiên tăng giá mạnh trong ngày 11/5

Diễn biến thị trường ngày 11/05/2022

Lạm phát ở Mỹ làm tăng sức nóng cho thị trường hàng hoá

Khi CPI và CPI lõi của Mỹ tăng cao hơn so với kỳ vọng. Trong đó, CPI lõi tăng cao hơn so với giá trước tác động tích cực ngắn hạn đến dầu thô. Tuy vậy, EIA đã cắt giảm triển vọng sản xuất dầu thô và OPEC tăng khoảng cách giữa sản lượng và hạn ngạch của mặt hàng này khiến áp lực dần đè nặng lên dầu thô. Đối với ngô, sản lượng ethanol và xuất khẩu ngô ở Ukraine tăng, ngược lại với lúa mì của quốc này. Pháp cũng dự đoán giảm xuất khẩu lúa mì trong năm nay do hạn hán và nhu cầu giảm.

Lạm phát ở Mỹ làm tăng sức nóng cho thị trường hàng hoá

Tin tức chung

Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 tháng là 8.0% so với năm trước vào tháng Tư. Chỉ số giá sản xuất (CPI) của Trung Quốc đã tăng ở mức 2.1% hàng năm vào tháng 4, mức tăng giá tiêu dùng nhanh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Chỉ số CPI vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 3% của Bắc Kinh, điều này cho phép các nhà hoạch định chính sách có thêm cơ hội để kích thích nền kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 0.3% trong tháng 4, mức tăng ít nhất kể từ tháng 8 năm ngoái, trong bối cảnh giá xăng giảm 6.1% sau khi tăng mạnh 18.3% trong tháng 3. Điều này trái ngược hoàn toàn với mức tăng 1.2% trong tháng 3, mức tăng cao nhất kể từ tháng 9 năm 2005.

Chỉ số lạm phát CPI cho đến tháng 4 của Mỹ đạt mức tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự báo là 8.4% và mức tháng trước là 7.9%. Trong khi đó, CPI lõi ghi nhận tăng 6.2%, cao hơn dự báo 6% nhưng thấp hơn tháng trước là 6.5%. Điều này mang tính chất tiêu cực ngắn hạn cho giá các nhóm mặt hàng năng lượng, do CPI lõi ghi nhận đã tăng cao hơn so với dự báo (+3.33%), so với mức tăng của CPI (+1.2% so với dự báo).

Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giảm điểm mạnh vào thứ Tư, với Nasdaq giảm hơn 3% và Dow Jones giảm ngày thứ năm liên tiếp sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ không làm giảm bớt lo lắng của các nhà đầu tư về triển vọng lãi suất và nền kinh tế.

Lịch sự kiện

Lạm phát ở Mỹ làm tăng sức nóng cho thị trường hàng hoá

Ngô

Lạm phát ở Mỹ làm tăng sức nóng cho thị trường hàng hoá

Sản lượng ethanol đã tăng vừa phải vào tuần trước nhưng vẫn ở dưới mức chuẩn 1 triệu thùng/ngày trong tuần thứ năm liên tiếp, với mức trung bình hàng ngày là 991,000 thùng. Tồn kho etanol tăng nhẹ thêm 1%.

Xuất khẩu ngô của Ukraine đạt tổng cộng 431,000 tấn, trong khoảng thời gian từ ngày 27/04 đến ngày 11/05, nâng tổng lượng ngô đã xuất khẩu khỏi nước này kể từ tháng 7 năm 2021 lên 21.5 triệu tấn, tăng 11% so với kết quả cùng kỳ năm ngoái, theo thông tin từ bộ nông nghiệp Ukraine.

Sàn giao dịch ngũ cốc Rosario (BCR) giữ nguyên sản lượng ngô dự kiến của Argentina ở mức 49.2 triệu tấn và diện tích trồng ở mức 8.4 triệu ha. Tính tới thời điểm hiện tại, việc thu hoạch ngô tại quốc gia này đã hoàn thành 40%, tăng 5 điểm phần trăm so với cùng kì năm ngoái.

Đánh giá: Tích cực

Lúa mì

Lạm phát ở Mỹ làm tăng sức nóng cho thị trường hàng hoá

Văn phòng nông nghiệp Pháp FranceAgriMer giảm nhẹ ước tính tổng xuất khẩu lúa mì năm 2021/22 của nước này xuống còn 633.8 triệu giạ (tức khoảng 17.3 triệu tấn), trong đó hơn 9.2 triệu tấn lúa mì (giảm 0.25 triệu tấn) sẽ được xuất khẩu ra ngoài khối EU và 7.9 triệu tấn lúa mì (giảm 0.06 triệu tấn) sẽ được xuất khẩu ra ngoài khối EU. Tuy nhiên, luỹ kế đến tháng 4, Pháp chỉ mới xuất khẩu được 6.38 triệu tấn lúa mì ra khỏi EU, số lượng lúa mì còn lại phải được xuất khẩu trong tháng 5-6 trước khi kết thúc năm tiếp thị. Bộ Nông nghiệp đang e ngại rằng yếu tố quyết định sản lượng lúa mì trong 2 tháng tới của Pháp sẽ là thời tiết, khi tháng 6 quá nóng và khô có thể làm giảm năng suất, hay khi thời tiết quá mưa có thể gây ra các bệnh trên lúa mì như nấm và hại mầm.

Tính trong 2 tuần từ 27/04 đến 11/05, Ukraine chỉ xuất khẩu được 18,000 tấn lúa mì, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp nước này. Luỹ kế xuất khẩu lúa mì của Ukraine đạt 18.5 triệu tấn, vẫn cao hơn 22% so với cùng kì năm ngoái.

Doanh số bán lúa mì của Nga tương đối ổn định trong tháng 3 và tháng 4: công ty tư vấn Sovecon của nước này ước tính khoảng 80.8 triệu giạ (tức khoảng 2.2 triệu tấn) lúa mì đã được xuất khẩu mỗi tháng trong hai tháng qua.

Đánh giá: Tiêu cực

Đậu tương

Lạm phát ở Mỹ làm tăng sức nóng cho thị trường hàng hoá

Trong báo cáo tháng mới nhất từ sàn giao dịch ngũ cốc Rosario (BCR), cơ quan này vẫn giữ nguyên mức sản lượng đậu tương dự kiến của Argentina ở mức 41.2 triệu tấn và diện tích gieo trồng ở mức 16.1 triệu ha. Cũng theo BCR, việc thu hoạch đậu tương đang diễn ra nhanh hơn năm ngoái do ít mưa hơn. Cụ thể, tiến độ thu hoạch đậu tương tại Argentina đã đạt 75%, cao hơn 10 điểm phần trăm so với cùng kì năm ngoái.

Hiệp hội Công nghiệp Dầu thực vật Brazil (Abiove) đã tăng dự báo sản lượng đậu tương nội địa năm 2021/22 lên 125.4 triệu tấn, tăng 100,000 tấn so với báo cáo trước đó nhưng thấp hơn 9.6% so với mức kỷ lục 138.8 triệu tấn của năm ngoái. Ước tính dự trữ đậu tương của Brazil cũng đã tăng lên 2.5 triệu tấn so với dự báo 2.4 triệu tấn từ tháng trước và 5.2 triệu tấn năm ngoái.

Đánh giá: Tích cực

Nhóm năng lượng

Lạm phát ở Mỹ làm tăng sức nóng cho thị trường hàng hoá

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cắt giảm triển vọng sản xuất dầu thô của Mỹ năm 2022 đi 100,000 thùng/ngày. Dự kiến, các thợ khoan Mỹ bơm 11.91 triệu thùng/ngày vào năm 2022 và 12.85 triệu thùng / ngày năm 2023.

Khoảng cách giữa sản lượng và hạn ngạch của OPEC + đã tăng lên mức kỷ lục 2.59 triệu thùng/ngày khi 13 trong số 19 quốc gia có hạn ngạch phải vật lộn để đạt được mục tiêu sản lượng của họ, theo một cuộc khảo sát mới nhất của S&P Global Commodity Insights ngày 9/5. Theo đó, đây là tháng đầu tiên OPEC+ có sản lượng thấp hơn tháng trước đó, kể từ khi đề ra chính sách gia tăng sản lượng 400,000 thùng/ngày mỗi tháng.

Đánh giá: Tiêu cực

Dầu thực vật

Hiệp hội Abiove cũng tăng ước tính xuất khẩu dầu đậu tương thêm 100,000 tấn lên 1.8 triệu tấn, mức cao nhất kể từ năm 2008. Năm ngoái, Brazil đã xuất xưởng 12.5 triệu tấn dầu đậu tương. Sự gia tăng là kết quả của nhu cầu bổ sung từ Ấn Độ trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine.

Đánh giá: Tích cực

-----------------

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
SAIGON FUTURES Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại