Lạm phát: Những điều cần biết
"Không hiểu tại sao tiên đi đầu hết?" Có lẽ là câu nói cửa miệng muôn thủa của nhiều người. Giá nói ăn hoang phá hoại thì đã đành. Đây rõ ràng chăm chỉ làm việc, buộc mồm buộc miệng, tiết kiệm từng đồng nhưng vài năm, chục năm ngoảnh lại, không hiểu tiền đi đâu hết mà số tiền vất vả kiếm ra ngày càng mua được ít thứ đi. Khả năng mua của đồng tiền giảm hẳn. Câu trả lời là có một kẻ cắp nằm ngay trong ví tiền của bạn. Đó chính là lạm phát.
Kẻ cắp bên ngoài còn chống bằng sức người được, chứ còn kẻ cắp nằm ngay trong chính từng đồng tiền bạn tiêu thì để chống lại cần phải có hiểu biết. Vậy lạm phát là gì? Cùng trang bị các kiến thức tài chính cơ bản này ngay tại bài viết Lạm phát là gì và những điều cần biết về lạm phát dưới đây để bảo vệ tiên của bạn nhé bạn hiền.
1. Bạn đã hiểu lạm phát là gì: Trang bị đủ kiến thức về lạm phát
Những thứ bạn không biết là bạn không biết vô cùng nhiều. Bởi chúng ta thì cũng chỉ có bằng đấy năm sống, bằng đấy năm để va vấp, để trải nghiệm, mà kiến thức của thế giới, những thứ mà những thế hệ đi trước tạo ra thì nhiều vô cùng. Chỉ có những người nào cảm thấy kiến thức của bạn thân thiếu và yếu, thì mới khám phá ra những bí mật thú vị mà những người luôn miệng "tôi biết rồi" không thể nào có.
Cả một hệ thống tiền tệ thế giới, tiền tệ Việt Nam qua bao nhiêu năm thăng trầm hình thành và phát triển với các loại tiền, với cách điều khiển loài người, với cách khiến loài người tin vào những đồng tiền họ in ấn ra đó là giá trị. Có bao nhiêu bí mật, có bao nhiêu cuộc chiến, nếu bạn không hiểu thấu để điều khiển được, thì chính những đồng tiền bạn vất vả làm ra, bạn giữ trong tay sẽ quay ra hại bạn.
Hãy tưởng tượng, từng đồng tiền bạn cầm trong tay, nó giống như con chó sói từ nơi khác đến và sống trong nhà bạn. Không cẩn thận nó đớp bạn lúc nào không hay. Bạn cần phải hiểu rõ nó để điều khiển được nó. Bạn cần phải hiểu được cốt lõi lạm phát là gì để có thể giữ được tiền, chứ không là tiêu tán hết.
2. Lạm phát việt nam: Con quái vật lạm phát đang làm bốc hơi tiền của bạn từng giây
Niềm tin bạn đặt ở đâu, bạn mất tiền ở đấy. Nếu bạn đặt niềm tin vào tiền, bạn sẽ bị mất tiền bởi lạm phát. Tôi không biết bạn thế nào, chứ từ bé tôi luôn đặt ra câu hỏi, tiền từ đâu ra, kiếm tiền làm sao nhỉ, tại sao ta lại cứ mặc định những tờ giấy này là tiền nhỉ. Và lớn hơn tý nữa thì hỏi tại sao ta lại tin những tờ giấy này có giá trị nhỉ (hồi ngày xưa tôi còn bé thì Việt Nam toàn tiền giấy chứ chưa có đồng Polyme như bây giờ). Hồi đó tôi không hiểu, đó chỉ là những tờ giấy người ta in ra thôi mà, tại sao con người lại cứ mặc định tin tưởng và tiêu với nhau như thế. Rồi năm 10 tuổi tôi mua 5000 được 3 lạng thịt ba chỉ, còn càng ngày, phải mấy chục nghìn mới được 3 lạng thịt ba chỉ. Càng ngày tiền mua được ít hơn. Tại sao lại vậy, sao nó không mãi giống nhau chứ.
Để rồi lớn lên, tôi nhận ra, thật may là hồi bé tôi đã có những thắc mắc như vậy, như một đứa trẻ ngô nghê không tin và cái gì và hỏi liên tục. Tôi dần dần khám phá và đi sâu và hệ thống tiền tệ thế giới và của Việt Nam và lạm phát việt nam.
Một lần tôi đọc một tài liệu nghiên cứu tài chính chuyên sâu có ghi rằng: Lượng lưu hành tiền tệ tháng 6 năm 2007 tăng 50,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân có thể do nhà nước in thêm tiền, cũng có thể do con người không tin vào tiền nữa, tiền càng ngày càng mất giá, cầm trên tay cảm giác bay hơi giá trị đi, nên họ không cầm tiền nữa, mà đổi tiền lấy những thứ khác, trả lại tiền vào thị trường. Tôi nghiền ngẫm kiến thức lạm phát là gì.
Càng sống và càng va vấp dấn thân vào kinh doanh, tài chính. Tôi luôn có một thắc mắc, đó chính là, tại sao người ta lại dễ dàng tin thế nhỉ. Tin vào các công ty, tin vào thị trường chứng khoán, tin vào giá vàng, tin vào báo cáo tăng trưởng của các doanh nghiệp,... Tin vào những thứ không phải họ tạo ra. Trong quá trình làm ở một vị trí Trưởng phòng Marketing, tôi đã từng nghe theo lệnh phải sửa số liệu và chứng kiến nhiều người sửa số liệu trước khi gửi cho cấp trên, để CEO có thể báo cáo với tập đoàn Ok để tiếp tục tập đoàn rót vốn cho tiếp. Và khi triển khai các hệ thống kinh doanh của mình, tôi hiểu rằng, người ngoài không nắm được gì đâu, chỉ trừ khi ta nằm trong chính hệ thống đó và làm trực tiếp.
Tôi từng tâm sự với một anh đồng nghiệp cũ, tôi bảo: Lý do tôi không đi làm thuê nữa, mà bật ra làm riêng, bởi vì tôi không tin bất kỳ một ông sếp nào nữa, ngoại trừ chính bản thân tôi. Tôi không tin rằng tôi làm thì sẽ được đền đáp xứng đáng, tôi cũng không tin rằng, cứ gắn bó cứ nỗ lực rồi một ngày họ không hất cẳng tôi ra, tôi không thể tin được nữa, nên tôi đi làm riêng. Còn nói thật là đi làm thuê cũng có cái hay, có chị có em, cuộc sống vui và nhộn nhịp, dòng tiền lớn hơn để ta có cơ hội làm những Jobs lớn, nhưng chỉ vậy thôi. Chỉ làm thuê dừng lại ở 4 năm là đủ. Niềm tin của tôi không còn để có thể dùng tiếp.
Cũng như vậy, cái gì có bàn tay của người khác ở phía sau, không bao giờ tôi tin. Thử hỏi,
- Đồng tiền bạn cầm trên tay từ đâu mà lòi ra? Trả lời là: Từ người khác in ấn ra.
- Các con số trên thị trường chứng khoán từ đâu mà ra? Trả lời là: Từ người khác bấm ra.
- Giá vàng lúc lên lúc xuống từ đâu mà ra? Trả lời là: Từ con người viết lên báo, rồi cập nhật trên các trang vàng mà ra.
Vậy chẳng phải đó là những luật chơi của người khác tạo ra, mà ta mà lơ ngơ trong đó là có ngày sập bẫy sao? Hôm trước có một cô nàng vặn vẹo tôi: Tại sao Phúc Tài Chính bảo không thể nào dự đoán giá vàng, giá đất được, bảo rằng không thế dự đoán được, còn tại sao lại dự đoán sự ảnh hưởng của Covid còn kéo dài 2 - 5 năm nữa? Tôi chỉ buồn cười vì có giải thích nó cũng không nghe. Nhưng ý ở đây rằng, những gì của thiên nhiên thì còn đoán được. Chứ còn có bàn tay con người đứng sau điều khiển thì chịu, đoán thế đell nào được:)))) Không khác gì con gái đến ngày, lúc nắng lúc mưa, giữa trưa ẩm ướt. Nay vàng lên 56, mai giảm xuống 53 ngày mai lại tăng lên 55, rồi ngày sau tăng lên 58,... loạn hết cả lên.
Còn cũng sẽ có người nói: Phúc Tài Chính, mày nói thế nào chứ, người ta phải nghiên cứu thị trường mới đưa ra được giá đó.? Ừ thì cứ cho là nghiên cứu đi, thế ai làm chứng, trong khi mỗi chúng ta chỉ sống trong một khoảng không nhỏ, có phải thần thành đứng bên trên toàn đất nước Việt Nam mà quan sát đâu? Cơ sở nào? Trong khi các con số hoàn toàn sửa được.
Nói chung là cứ ai từng đứng lên điều hành một bộ máy kinh doanh là sẽ hiểu hết, có vô vàn góc cạnh, vô vàng con số, có sửa cũng chẳng ai biết, có biến đổi cũng chẳng ai hay, vì thế giới này quá rộng lớn, chẳng lấy gì làm căn cứ cả.
Từ hệ thống tiền tệ, từ những cái sàn chứng khoán, từ những phiên giao dịch, giá vàng đều một tay con người dựng lên để ăn % lợi nhuận cho những người tham gia vào đó. Như đã từng có một anh là một nhân viên giao dịch chứng khoán, từng muốn tôi xây dựng thương hiệu cá nhân cho, để đi hướng dẫn người khác cách chơi chứng khoán, và quan trọng nhất, cuối cùng là hướng họ chơi chứng khoán vào cái sàn mà anh hợp tác để ăn %, họ bỏ bao nhiêu tiền để mua thì anh ăn lãi % trên số tiền đó, sàn sẽ trích cho anh. Tất cả cũng đều là thu hút người vào chơi một sân chơi họ dựng lên, để lấy tiền của người chơi mà thôi. Nếu bạn có lãi, chẳng qua là lãi từ những người chơi như bạn, như cùng sà vào một cái nồi và vặt lông nhau, chỉ người đứng sau là được lợi.
Hệ thống tiền tệ cũng thế, bạn dùng tiền tức là bạn đang tham gia vào cuộc chơi của những người đừng sau xây dựng lên hệ thống tiền tệ. Bạn tưởng tượng xem, cái tờ giấy bạn in ra có cả một đất nước dùng, thì sẽ thế nào, quyền in ấn là ở bạn, và những dân đen kia biết gì hằng năm bạn in ra bao nhiêu. Họ giữ tiền, còn bạn giữ của cải của họ. Chỉ một lệnh in thêm, khiến đống tiền đã in ra trước đó sẽ sụt giảm giá trị.
Ngày nay, không tin vào đồng tiền nữa, là một tư duy bạn cần rèn luyện, bạn cứ thử ngẫm mà xem, cứ cho là bạn tin vào chính phủ Việt Nam đi, thì kinh tế Việt Nam cũng bị chịu ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới, đồng tiền Việt Nam cũng thế, thì liệu bạn có quản được hệ thống tiền tệ toàn thế giới không.
Đồng tiền chỉ là một mặt hàng thôi. Giống như bạn không mua cái quạt của quán này thì bạn mua quạt ở quán khác. Và mỗi thể loại quạt lại bền, lại sịn khác nhau. Và cho dù là quạt nào, thì sự tăng giảm giá trị của nó nằm ở trong tay người khác, do người khác định giá. Ngày hôm nay họ định giá cái quạt này 300 nghìn, bạn có đi bạn lại thì được 200 nghìn, ngày mai họ định giá là 200k để sản xuất ra thêm những cái quạt mới, thì bạn có đi bán lại cũng chỉ được 100k.
Cũng giống như vậy, đồng tiền này hôm nay họ sản xuất ra và bạn dùng công sức đổi lấy, nó có thể mua được 3 lạng thịt. Ngày mai họ in ấn ra nhiều hơn, mỗi đồng tiền bạn chỉ mua được 1 lạng thịt. Đó chẳng phải như một kẻ cắp vô hình sao, tiền trong túi bạn tự nhiên mất, chỉ vì quyền in ấn, quyền định giá, luật chơi nào trong tay người khác. Đó cũng chính là vì sao tôi chọn con đường làm riêng, vì tôi không cần tuân theo luật chơi của người khác, chơi trong bàn cờ của người khác, bị người khác điều khiển mà tôi tạo ra sân chơi của chính tôi.
Đi làm cũng thế, có một giai đoạn có một bà cấp trên, cứ hô hào cho tôi làm việc, cuối cùng, tiền thưởng của tôi bà ấy dựa vào quyền trưởng phòng, bà ấy chia 5 sẻ 7. Bây giờ cũng thế, người ta cứ hô hào tin vào chính phủ, tin vào thế giới, tin vào nền kinh tế, nhưng cuối cùng tiền họ in ấn bao nhiêu bố ai mà biết được, khi chúng ta sống trong một cái góc Việt Nam? Nói thật là tôi không tin, chẳng tin một cái gì, trừ khi đó là bản thân tôi.
3. Chốt lại lạm phát là gì: Những kiến thức về lạm phát cần thấu hiểu rõ
Nói thì hay ho, dùng tự lạm phát cho nó sang mồm. Chứ lạm phát là gì, chỉ đơn giản là đồng tiền ngày càng rẻ mạt vl. Chấm hết. Trong tài chính, vì để che giấu những sự thật bên trong nên họ đẻ ra bộ từ ngữ tài chính khó hiểu để người dân không hiểu nổi, mà không hiểu thì không biết, vì không biết nên dễ tin tưởng. Đồng tiền ở trong ví bạn, nhưng chính những đồng tiền ấy là những kẻ cắp. Ăn cắp đi công sức của bạn. Đáng nhẽ ra công sức của bạn bỏ ra có thể mua được 2 cây vàng, khi đó định giá là 50 triệu chẳng hạn. Nhưng 5 năm sau, 50 triệu ấy chỉ mua được 1 cây vàng. Vậy là tự nhiên mất "mẹ" nó 1 cây vàng.
Mỗi đồng tiền chính là một kẻ cắp. Chỉ có một lượng tiền vừa đủ để giao dịch các chi phí cuộc sống và chi phí kinh doanh 3 - 6 tháng thôi. Còn lại đưa vào đất và vàng, những thứ con người không thể đẻ ra được. Rồi dùng tiền để tạo ra các hệ thống kinh doanh có thể sản sinh ra được giá trị và mang tiền về. Tiền về lại đưa vào đất và vàng tiếp. Hay như những người khác họ còn đưa vào dầu mỏ,... những thứ mà con người không thể sản sinh ra được mà bị hạn chế bởi thiên nhiên. Nói thật cứ cái gì con người mọc ra là phải tránh xa. Tích lấy, cầm nhiều là chết.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận