24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trần Tú Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Làm gì để không bị say xe khi đi đường dài?

Phong cách lái, mùi xe là những nguyên nhân khiến cho người ngồi ô tô đi đường dài dễ bị say xe nhất.

Thời điểm tết Nguyên đán 2024, nhiều người sẽ chọn ô tô làm phương tiện du xuân hoặc quay lại thành phố, do đó cũng khó tránh khỏi những trường hợp bị say. Nhiều người cho rằng đi du xuân mà bị say xe sẽ làm chuyến đi mất vui.

Từ đó, trên một nhóm mạng xã hội về ô tô, các “bác tài” có kinh nghiệm lâu năm chia sẻ những bí kíp đi ô tô để không bị say xe.

Làm gì để không bị say xe khi đi đường dài?
Untitled-8.jpg

Người lái xe phải tập trung quan sát khi di chuyển đường dài để tránh phanh gấp. (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là một số tổng hợp của PLO về kinh nghiệm không bị say xe khi đi ô tô đường dài.

Một thành viên cho biết: “Để không bị say xe thì cần có một chiếc xe tốt, người lái xe điềm đạm, không phanh gấp, không thốc ga và đặc biệt là quan sát xa để không giật mình”.

Anh Tường Phạm cho biết: “Xe sạch không mùi, không thốc ga không phanh gấp, không vào cua nhanh sẽ có chuyến đi an toàn và vui vẻ. Nếu người say xe nhiều có thể uống thêm thuốc để chống say xe”.

Hồng Thanh cho hay: “Người lái xe không nên phóng nhanh vượt ẩu là cả nhà vui. Lái xe đường dài cứ lái điềm đạm là được”.

Anh Hoàng Danh cho biết: “Tài xế đóng vai trò quan trọng trong việc có gây say cho người ngồi hay không. Từ trước tới nay tôi chở nhiều người có thể nói là say xe cực nặng nhưng ngồi xe tôi chưa ai say cả”.

Chị Mai Nhật cho rằng: “Đường đông thì đi chậm, không phanh gấp, không cua gấp, rửa xe sạch, mấy cái tinh dầu, nước thơm mà nồng nặc quá thì bỏ đi mà hãy vệ sinh xe sạch sẽ, tránh mùi xe”.

Anh Tuấn Hiệp bình luận: “Xe không có mùi (kể cả mùi thơm, có Ion khử mùi thì tốt), đi điềm đạm không ga thốc phanh gấp, với các đoạn đường thoáng không bị vướng tầm nhìn và không có vạch liền thì vào cua chủ động cắt cua sớm để giảm góc cua.... Đó là cách lái, ngoài ra thì lái xe chủ động nói chuyện với hành khách và hành khách không dùng các thiết bị điện thoại di động hoặc tương tự khi ở trên xe”.

Chị Đinh Hằng khá có kinh nghiệm chia sẻ: “Xe cao, thoáng, lái xe không lạng lách, giật cục. Người say uống thuốc chống say trước khi đi 30 phút, trên xe có sẵn túi nôn, bánh mì, cam nhỏ vỏ mỏng, quýt là được”.

Anh Nguyễn Văn Vinh cho hay: “Nguyên tắc khi chuyển làn, lách xe thì chuyển sớm, lách sớm, không vào cua muộn, ra cua sớm là bảo đảm không bị say xe”.

Anh Nguyễn Hữu Tuấn có kinh nghiệm 8 năm chia sẻ rằng: “Những trường hợp say xe, đầu tiên phải nói đến vấn đề sức khoẻ, có người hôm say hôm không say. Về cung đường và người lái xe, cung đường ngoằn nghèo, quanh co hoặc người lái phóng nhanh phanh gấp, đánh võng trên đường cũng rất dễ say. Bên cạnh đó, mùi xe cũng là yếu tố dễ gây say xe, đa phần người say xe ngửi thấy mùi xe có nhiều bác tài để những loại nước hoa khiến cho người ngồi lên dễ say hơn”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả