Lãi suất liên ngân hàng và những hoạt động Bơm/hút trên thị trường mở (OMO)
Trên quan điểm cá nhân, mình cho rằng Thị trường tiền tệ và trái phiếu là 2 thị trường có độ nhạy, khó và tầm ảnh hưởng lớn hơn thị trường cổ phiếu nhiều. Không nói quá khi cho rằng, ở một góc độ nhất định 2 thị trường này còn đi trước và là một trong những kim chỉ nam quan trọng cho thị trường cổ phiếu
Tuy nhiên, nhà đầu tư phần nhiều không có đủ thời gian, kiến thức và tiềm lực tài chính để tiếp cận với dữ liệu trên 2 thị trường này.
Hiện tại, một số công ty chứng khoán đã có công bố báo cáo hàng tuần về thị trường tiền tệ - trái phiếu nhưng độ trễ lên tới gần 1 tuần, khi anh em cầm được báo cáo này trên tay thì có thể diễn biến thị trường đã thay đổi không nhỏ.
Với mục đích phục vụ công việc, học tập, đồng thời hỗ trợ mọi người có cái nhìn nhanh nhất. Từ giờ mình sẽ update dữ liệu và note ngắn những đánh giá của cá nhân về 2 thị trường này định kỳ vào thứ 7 hàng tuần. Hy vọng hoạt động này sẽ duy trì lâu và tạo ra giá trị.
Kênh này chúng ta tập trung chủ yếu vào lãi suất liên ngân hàng và những hoạt động Bơm/hút trên thị trường mở (OMO).
Với tình hình chung thế giới tương đối căng thẳng và những áp lực nhất định sau giai đoạn hút ròng lịch sử gần 140 ngàn tỷ qua kênh tín phiếu. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) đã phải bơm ròng khoảng 25 ngàn tỷ vào 2 tuần đầu tháng 4 để xoa dịu nhu cầu tiền mặt tại các tổ chức tín dụng. Hành động của SBV phát huy tác dụng nhanh chóng và lãi suất liên ngân hàng đã giảm mạnh, ổn định ở mặt bằng thấp quanh 2-2.5%. Thanh khoản dồi dào trở lại.
Tuần này theo tính toán của cá nhân mình thì SBV hút ròng khoảng 20,836 tỷ. Lý do là bởi tuần này SBV chỉ phát hành 1.03 tỷ qua kênh OMO với lãi suất 3.5%, trong khi đó có khoảng 20,836 tỷ đáo hạn. Kênh tín phiếu tiếp tục án binh bất động.
Có một vấn đề chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đó là đợt hút ròng qua kênh tín phiếu với kỳ hạn 91 ngày kéo dài từ 20/1 đến 06/03/2020 sẽ bắt đầu đáo hạn từ tuần tới [Biểu đồ 2]. Với tính toán của cá nhân mình, số đáo hạn tuần tới sẽ vào khoảng 15 ngàn tỷ, tức sẽ có khoảng hơn 10 ngàn tỷ được bơm vào hệ thống nếu SBV không trung hòa qua tín phiếu (OMO sẽ đáo hạn tầm 4,656 tỷ trong tuần tới).
Mình nghĩ, nhiều khả năng SBV sẽ chỉ trung hòa một lượng nhất định trong con số hơn 140 ngàn tỷ tín phiếu sẽ đáo hạn trong 2 tháng tới, số còn lại sẽ để lại hệ thống để hỗ trợ ngân hàng giảm lãi suất, giãn nợ, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn Covid.
Mình có ad thêm biểu đồ lãi suất huy động các khối ngân hàng kỳ hạn 13 tháng [Biểu đồ 3] và biểu đồ tỷ giá [Biểu đồ 4] để mọi người có thêm góc nhìn. Giai đoạn này mình đặc biệt chú ý đến vấn đề tỷ giá, bởi theo cá nhân mình, đà tăng của thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong 2 tuần vừa qua được hỗ trợ rất lớn bởi sự ổn định trở lại của yếu tố này. Với những diễn biến hiện tại ở thanh khoản USD trên thị trường tài chính thế giới và tình hình trong nước thì nhiều khả năng ngắn hạn chúng ta đã hoàn toàn có thể yên tâm với vấn đề tỷ giá.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận