Kỳ vọng vào T+2, giờ ra sao?
Đã hơn 1 tháng thay đổi thời gian giao dịch xuống T+2, thanh khoản thị trường vẫn ảm đạm mang theo nhiều biến động mạnh mang chiều hướng đi xuống.
Tính từ đầu tháng 9, giá trị khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE chỉ chưa đến 11.800 tỷ đồng, giảm 16% so với tháng trước và là mức thấp thứ 2 kể từ đầu năm 2021, chỉ sau giai đoạn tháng 7. Điều này trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của nhà đầu tư vào việc thị trường sẽ sôi động trở lại sau khi áp dụng chu kỳ thanh toán mới T+2 (từ ngày 29/8).
T+2 được các chuyên nhà và nhà đầu tư kỳ vọng sẽ tác động tích cực lên thanh khoản thị trường, tăng khả năng nhanh nhạy với biến động thị trường và tỷ suất sinh lời. Thậm chí, 1 số chuyên gia còn dự đoán thanh khoản có thể tăng 20-30%.
Thực tế cho thấy, sau 1 tháng giao dịch theo T+2, ngược lại với kỳ vọng, thanh khoản không được cải thiện mà thậm chí đang có chuyển biến xấu hơn. Trong tháng 9, giá trị khớp lệnh trên Hose trong nhiều phiên đã xuống dưới 10.000 tỷ đồng.
Thị trường Việt Nam liên tiếp đón nhận những thông tin không mấy tích cực: Fed chính thức tăng lãi suất thêm 0,75 điểm % lần thứ 3 liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành từ ngày 23/9. Theo đó, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng từ 4% lên 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn cũng tăng từ 4% lên 5%...
Vậy thì lãi suất ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán:
+ Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng đến triển vọng lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế.
+ Lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá tăng lên khiến định giá cổ phiếu sẽ giảm đi.
+ Chi phí vay margin cao lên, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
Hiện tại số lượng tài khoản mới cũng đang liên tục sụt giảm. Tâm lý nhà đầu tư cũng không còn hào hứng bắt đáy, ai cũng dè dặt khiến giao dịch ngày càng ảm đạm.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận