Kỳ vọng từ chính sách tiền tệ và tài khóa
Chỉ trong vòng 3 tháng qua, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã có dấu hiệu chuyển đổi từ thắt chặt sang nới lỏng một phần. Đây là tin vui và đem đến nhiều kỳ vọng.
Tin vui
Chính sách tài khóa đã có hàng loạt các giải pháp theo xu hướng nới lỏng. Giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% (ước giảm 41.368 tỷ đồng); giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô (giảm 6.555 tỷ đồng); giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay (ước giảm 2.076 tỷ đồng); giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng (ước 1.724 tỷ đồng) (chỉ tính riêng 4 khoản này ước giảm 51.723 tỷ đồng); giảm tiền thuế đất thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng ảnh hưởng bởi Covid-19… Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ, nhờn. Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… năm 2023 trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Các số liệu trên cho thấy, xu hướng tổng quát là bước đầu nới lỏng, theo ý nghĩa “khoan thư sức dân”, “nuôi dưỡng nguồn thu”. Theo thời gian tháng 4 so với bình quân 1 tháng của quý I có xu hướng tổng thu giảm (139.100 tỷ đồng so với 168.800 tỷ đồng; tổng chi tăng (135.300 tỷ đồng so với 121.700 tỷ đồng); bội thu giảm (3.800 tỷ đồng so với 47.100 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm trước, nếu quý I tổng thu tăng 10,3%, thì 4 tháng giảm 5%, chi đầu tư phát triển tăng cao hơn tốc độ tăng tương ứng của chi thường xuyên (tăng 15,6% so với tăng 4,5%).
Chính sách tiền tệ cũng chuyển sang trạng thái nới lỏng hơn trước.
Liên tiếp trong 3 tháng (tháng 3, 4, 5), Ngân hàng Nhà nước giảm các lãi suất điều hành. Hiện lãi suất tái cấp vốn còn 5%/năm; lãi suất qua đêm trong thanh toán điện tử và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng còn 5,5%; trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng còn 5%.Kỳ vọng và những vấn đề đặt ra
Sự nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ tạo nên kỳ vọng về nhiều mặt, trong đó có mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này đến từ cả đầu ra và đầu vào.
Ở đầu vào, rõ nhất là vốn hoạt động. Đối với doanh nghiệp, nhờ chính sách tài khóa nới lỏng, nên tích lũy tài sản tăng, chi phí sản xuất giảm, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy tài sản - tiền đề của đầu tư tăng. Không chỉ tăng nguồn vốn tự có của bản thân doanh nghiệp, mà còn góp phần tăng nhu cầu vay vốn ngân hàng. Vốn ngân hàng sẽ ra nhanh nhờ lãi suất cho vay thấp xuống và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân sẽ tăng lên. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quy trở lại hoạt động sẽ tăng.
Ở đầu ra, sự nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ có tác động đến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiêu thụ trong nước hiện có tốc độ tăng khá, nhưng quy mô tuyệt đối vẫn còn thấp do thu nhập tăng thấp, do tâm lý “tích cốc phòng cơ”, “thắt lưng buộc bụng” vẫn còn, thậm chí có bộ phận dân cư còn gia tăng. Xuất khẩu sẽ được hưởng lợi từ vốn sản xuất tăng, lãi suất, thuế giảm, làm giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, cho hàng trong nước cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ hiện cũng còn một số vấn đề.
Về thời gian cũng còn mới, cần có thời gian thêm nữa để nhận rõ hơn tác động. Về thời hạn, có giải pháp vẫn còn ngắn hạn, trong khi thời gian mới được một nửa so với cả nhiệm kỳ (kế hoạch) 5 năm.
Về liều lượng vẫn còn chưa đủ, có giải pháp còn ít so với nút thắt. Ngay giải pháp giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% vẫn còn ít, nếu chỉ có hiệu lực trong 1 năm, thậm chí 2 năm và việc thực hiện chậm như gói hỗ trợ lãi suất 2 năm vừa qua, thì sẽ bị lỡ.
Giải pháp hạ lãi suất cho vay, nhưng nếu vẫn còn ở mức 9,3% thì còn quá cao (gấp trên 2 lần tỷ suất lợi nhuận chung của khu vực doanh nghiệp). Hạ lãi suất điều hành mới ở thị trường 2, việc tác động qua thị trường 1 đòi hỏi phải có thời gian và sự chuyển động của các tổ chức tín dụng. Đối với các tổ chức tín dụng, vấn đề lớn hơn là cung tiền và rom tín dụng.
Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán năm 2021 đạt 10,7%, thấp xa so với các năm trước; năm 2022 còn tăng thấp hơn nữa (tăng 3,9%) và tính từ đầu năm đến 20/3/2023 chỉ tăng 0,57% (thấp hơn tốc độ tăng 2,49% của cùng kỳ); Cung tiền năm 2022 ở mức thấp hơn các năm trước (6,15% so với 10,66% của 2021, 154,53% của 2020, 14,78% của 2019); định hướng năm 2023 khoảng 10%, còn thấp hơn từ 2021 trở về trước. Có thể tăng mua vào USD để tăng cung tiền (trong khi CPI bình quân trong 4 tháng có xu hướng tăng chậm lại và khả năng cả năm có thể được kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5% do cầu còn yếu, không còn nhập khẩu lạm phát khi giá nhập khẩu giảm,…); vừa tăng dự trữ ngoại hối; vừa bảo đảm an toàn tài chính; vừa có tác động tích cực đến tăng trưởng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận