menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trung Nguyên

Kỷ nguyên lợi nhuận khổng lồ quay trở lại, doanh nghiệp dầu mỏ đối mặt nhiều chỉ trích

 Trước những căng thẳng về chính trị liên quan đến vấn đề này, tuần trước, Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã công bố một gói hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, đảng Lao động đối lập cho rằng như vậy là chưa đủ.

Môi trường giá năng lượng tăng vọt đã mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các công ty khai thác dầu mỏ. Cùng với đó là sự chỉ trích gay gắt của các nhà hoạt động môi trường và các chính trị gia vào thời điểm mà người tiêu dùng dường như bị bỏ mặc với các hóa đơn tăng cao.

Trong tuần qua, các công ty ExxonMobil của Mỹ, TotalEnergies của Pháp và hai “gã khổng lồ” Shell và BP của Anh đã lần lượt công bố lợi nhuận năm 2021, đạt tổng cộng 66,7 tỷ USD.

Đây được coi là một bước ngoặt lớn nếu nhìn vào bối cảnh năm 2020, khi các doanh nghiệp này đồng loạt báo lỗ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát khiến các thị trường “đóng băng”, kinh tế thế giới đình trệ và giá dầu thô lao dốc.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn “lặn ngụp” trong vùng âm vào năm 2020, đến năm 2021, giá dầu và giá khí đốt quay đầu tăng mạnh lên ngưỡng 70 USD/thùng.

Sang năm 2022, các hợp đồng dầu giao quốc tế và hợp đồng dầu tại Mỹ tiếp tục tăng lên mức cao nhất của 7 năm vào tháng 1/2021 và hiện ở mức khoảng 90 USD/thùng. Giá xăng cũng đạt mức cao kỷ lục ở châu Âu.

Moez Ajmi, chuyên gia ngành dầu mỏ tại công ty dịch vụ tài chính Ernst and Young, cho biết việc giá năng lượng đồng loạt tăng cao đã giúp các công ty dầu mỏ được hưởng lợi. Ngoài ra, các công ty cũng đã bán hết các tài sản và chỉ giữ lại những tài sản sinh lời nhất. Ngoài ra, các công ty đã tăng cường chính sách cắt giảm chi phí bắt đầu từ đợt giảm giá trước đó vào năm 2014.

Việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, tăng dần sản lượng cũng đã có những tác động nhất định.

Nếu như trong năm 2020, ExxonMobil ghi nhận khoản lỗ 22,4 tỷ USD thì đến năm 2021, công ty này công bố mức lãi 23 tỷ USD. Tương tự, lợi nhuận của Shell đạt 20,1 tỷ USD vào năm ngoái, sau khi đã lỗ 21,7 tỷ USD vào năm 2020. TotalEnergies đã nhanh chóng biến khoản lỗ cao nhất trong lịch sử 7,2 tỷ USD của năm 2020 thành khoản lợi nhuận cao nhất trong 15 năm là 16 USD vào năm 2021. Trong khi đó, sự phục hồi của BP không lớn bằng, với lần lượt các mức âm 20,3 tỷ USD và 7,6 tỷ USD Mỹ lợi nhuận trong hai năm 2020 và 2021.

Tuy nhiên, điều đáng nói là song song với đó, giá bán xăng dầu và hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng đã tăng rất mạnh.

Những lời chỉ trích

BP cho biết kết quả hoạt động khả quan sẽ cho phép họ đẩy nhanh quá trình "xanh hóa" công ty. Tuy nhiên, tại Anh đã xuất hiện những lời kêu gọi đánh thuế thu nhập đối với nguồn lợi nhuận khổng lồ của các công ty năng lượng nước này.

Người đứng đầu tổ chức khí hậu của Greenpeace Vương quốc Anh Kate Blagojevic nói: “BP và Shell đang kiếm được hàng tỷ USD từ cuộc khủng hoảng giá khí đốt, trong khi họ lại là đối tượng được hưởng một trong những chính sách thuế thuận lợi nhất trên thế giới đối với một công ty khai thác dầu mỏ ở nước ngoài”.

Ngoài ra, bà Kate Blagojevic cho rằng "đây cũng là những công ty chịu trách nhiệm trong việc đẩy thế giới đến gần hơn với tình trạng biến đổi khí hậu thảm khốc".

Sau khi các công ty dầu mỏ công bố lợi nhuận, Bộ trưởng Lao động Anh Rachel Reeves đã viết trên trang twitter của mình rằng các kế hoạch năng lượng của Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak "đang khiến các gia đình lo lắng hơn bao giờ hết" và cho rằng nước Anh cần có kế hoạch đánh thuế một lần đối với các nhà sản xuất dầu khí. Tuy nhiên, Bộ trưởng Sunak đã bác bỏ ý tưởng này.

Viễn cảnh tươi sáng trong năm 2022

Với cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra ở Pháp vào tháng 4 tới, ứng cử viên đảng Xanh Yannick Jadot đã lên tiếng phản đối việc các công ty dầu mỏ kiếm lợi nhuận từ người dân Pháp và việc "hóa đơn xăng dầu tăng cao tạo lợi ích cho các cổ đông".

Trong khi đó, Giám đốc điều hành của TotalEnergies Patrick Pouyanne cho rằng nếu công ty phải nộp nhiều tiền hơn cho chính phủ thì điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới "các khoản đầu tư, người lao động hoặc cổ đông".

Tuy nhiên, trong một động thái rõ ràng để xoa dịu những lời chỉ trích, TotalEnergies tuần này thông báo họ đã giảm giá bán ở các vùng nông thôn của nước Pháp, và phát phiếu mua hàng trị giá 100 euro (113 USD) cho những người đang gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền xăng.

Mặc dù vậy, các chuyên gia dầu mỏ cho rằng năm 2022 có thể sẽ tiếp tục là một năm thuận lợi khác các công ty năng lượng, giữa bối cảnh giới phân tích dự báo giá dầu sẽ tăng lên 100 USD/thùng.

Chuyên gia Ajmi nhận định cuộc khủng hoảng y tế vì virus SARS-CoV-2 dường như đã kết thúc, xu hướng phục hồi kinh tế ở Trung Quốc, Mỹ và châu Âu chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và nguồn cung năng lượng tiếp tục bị hạn chế do thiếu đầu tư trong hai năm qua cũng như các áp lực về môi trường. Tất cả những điều này đều chỉ ra một viễn cảnh tươi sáng cho các công ty dầu mỏ trong năm 2022.

Theo Channel New Asia

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại