Kỷ lục chứng khoán Việt Nam? Sàn 25 phiên liên tục, cổ phiếu IBC của Shark Thủy có về đồ đá không?
Tính đến 27/12/2022 thì cổ phiếu IBC của Shark Thủy đã giảm gần 90% từ đỉnh tháng 10/2022 và khi lên sàn. Tại sao lại có chuyện giảm điểm không tưởng này xảy ra?
Chúng ta phải thừa nhận năm 2022 không phải 1 năm tốt đối với Shark Thủy khi rất nhiều tai tiếng vồ đến. Đà lao dốc mạnh của cổ phiếu IBC diễn ra sau hàng loạt lùm xùm liên quan đến việc các công ty thuộc sở hữu và liên quan đến ông Nguyễn Ngọc Thuỷ xuất hiện trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Hà Nội trong tháng 11 với số tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Trước đó, ngày 16/11, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Apax Holdings với tổng số tiền hơn 5,6 tỷ đồng.
Cuối tháng 9 vừa qua, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cũng thông báo bán giải chấp 2,5 triệu cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings đang được sở hữu bởi ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy). Thời gian dự kiến bán giải chấp cổ phiếu IBC từ 28/9 đến 31/12/2022.
Mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) vừa báo cáo kết quả bán giải chấp cổ phiếu IBC của Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings. Công ty chứng khoán này cho hay đã thực hiện giải chấp 300.000 cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup (Công ty mẹ của Apax Holdings), thời gian diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 9/12 nhưng không cổ phiếu nào được khớp lệnh.
Vậy là sau TTF thì IBC của Shark Thủy đã tạo nên kỷ lục mới khi đã có tới 25 phiên sàn liên tục, việc sàn liên tục này đến rất nhiều do bán giải chấp thời gian vừa qua của các công ty chứng khoán, đặc biệt là lệnh kê bán thì liên tục tăng nhưng cầu vào mua thì không có, dẫn tới IBC bốc hơi 80% thị giá. Vốn hóa thị trường bị thổi bay gần 1.000 tỷ đồng chỉ sau một tháng, hiện còn 267 tỷ đồng.
Vào năm 2016 VNINDEX cũng đã từng có một mã cổ phiếu giảm 23 phiên liên tục, đưa cổ phiếu từ giá 43,700 đồng/ cổ phiếu giảm về chỉ còn 7,600 đồng/ cổ phiếu. Đó là cổ phiếu TTF CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, khi đấy gần như tất cả nhà đầu tư, ngay cả ngân hàng cũng nhìn vào hàng tồn kho của TTF mà cho vay. Đỉnh điểm phải nói đến câu chuyện TTF liên quan đến Vingroup từ đó cổ phiếu đã được kéo lên liên tục vào tạo đỉnh tại giá 43,700 đồng/ cổ phiếu. Sau đó câu chuyện đổ vỡ Vingroup cũng tháo chạy, ngân hàng và nhà đầu tư cũng tháo chạy hết. Tuy rằng bị nhiều nhà đầu tư cho là sẽ bị hủy niêm yết nhưng cuối cùng TTF vẫn tiếp tục giao dịch và sống còn đến lúc này.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu IBC giảm còn hơn cả TTF thì có bị hủy niêm yết hay không?
Nếu trong thời gian tới không có sự thay đổi thật sự trong bộ máy doanh nghiệp và cả cổng ty mẹ lẫn con thì khi ra kết quả IV/2022 sẽ quyết định đến việc còn có mặt trên HOSE hay sẽ được đẩy về UPCOM hoặc xấu hơn là sẽ hạn chế giao dịch giống như những cổ phiếu của anh Quyết thời gian trước và sau đó cái kết sẽ là hủy niêm yết.
Tôi thì cũng mong rằng điều tốt đẹp nhất sẽ đến với IBC vì còn rất nhiều nhà đầu tư đang gặp khó khăn khi dính vào cổ phiếu này, chủ tịch thì chưa biết đang ở đâu làm gì? Doanh nghiệp thì đóng cửa chi nhánh, hoạt động kinh doanh gặp mạnh. Nợ tiền giáo viên, nợ tiền phụ huynh…
Theo bạn IBC có về đồ đá hay không? Hãy để ý kiến dưới comment nhé!Mọi người có thể tham khảo video ở dưới đây để biết thêm thông tin.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận