menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thị Liên

"Kỳ lân" châu Á hoạt động ra sao trong bối cảnh kinh tế ảm đạm?

Trong bối cảnh này, chưa biết khi nào nắng ấm mới quay trở về với giới startup châu Á!!

Năm 2020 được cho là một thời kỳ “mùa đông băng giá” đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm tại khu vực châu Á

Chỉ khi mùa đông đến chúng ta mới thấy được sức cường của thông và cây bách”, Robin Li, ông chủ của Baidu, nhận định trong một lá thư gửi cho nhân viên trong năm mới. Đó là một lời thừa nhận đầy ẩn ý rằng mùa đông giá rét đang quét qua ngành công nghệ Trung Quốc.

Dòng vốn rót hào phóng đã không còn. Các đợt sa thải lao động cũng tăng gấp nhiều lần. Thậm chí, các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc cũng không tránh khỏi số phận và đang phải cắt giảm mạnh các khoản thưởng và chi phí đi lại của nhân viên.

Điều đáng chú ý, “mùa đông băng giá” không chỉ bao trùm lên các doanh nghiệp khởi nghiệp riêng tại Trung Quốc.

Năm 2019, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp “kỳ lân” trên toàn châu Á đã chững lại cả về sự sáng tạo cũng như khả năng kêu gọi vốn từ các quỹ đầu tư. Các nhà đầu tư được cho là đã thận trọng hơn trong việc định giá các công ty khởi nghiệp vốn đang phát triển nhanh chóng sau sự kiện IPO của WeWork.

Năm 2020 được cho là một thời kỳ “mùa đông băng giá” đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm. Trong bối cảnh đó, các công ty khởi nghiệp tỷ đô của châu Á sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để chứng minh cho giới đầu tư thấy rằng họ có thể duy trì được đà tăng trưởng ổn định, đặc biệt nếu các doanh nghiệp này theo đuổi IPO.

Theo công ty phân tích dữ liệu thị trường PitchBook Data, năm 2019 tại khu vực châu Á chỉ có 23 công ty khởi nghiệp đạt ngưỡng định giá 1 tỷ USD – điều kiện đủ để tham gia vào “nhóm kỳ lân”.

Con số này đã giảm gần một nửa so với con số 42 doanh nghiệp kỳ lân trong năm 2018. Hoạt động kêu gọi quỹ đầu tư của kỳ lân châu Á cũng giảm, với số lượng giao dịch giảm 36% xuống còn 75 thương vụ và tổng số tiền huy động giảm xuống còn khoảng 21 tỷ USD, trong khi một phần ba trong số đó đã được huy động vào năm 2018.

"Kỳ lân" châu Á hoạt động ra sao trong bối cảnh kinh tế ảm đạm?

Nhà đầu tư đang hoài nghi về tương lai của Uber, Lyft hay WeWork

Năm 2019 là một bước ngoặt đối với hoạt động khởi nghiệp trên toàn cầu khi các công ty hàng đầu đến từ Mỹ như Uber Technologies và Lyft có màn ra mắt công chúng khá mờ nhạt, chưa kể đến việc We Company - nhà điều hành không gian làm việc chung WeWork lại có màn IPO thất bại.

Khi nói về việc thay đổi tâm lý của thị trường, đồng giám đốc điều hành của kỳ lân lớn nhất Indonesia Gojek - Andre Soelistyo nhận định:"Một mùa đông ảm đạm đang bao trùm lên hoạt động kêu gọi đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, bất kể là một doanh nghiệp khởi nghiệp bình thường hay kỳ lân đi chăng nữa”.

Năm 2019, Gojek được định giá ở mức 10 tỷ USD, lớn thứ hai tại Đông Nam Á sau đối thủ Grab có trụ sở tại Singapore với mức 14 tỷ USD. Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu của Crunchbase thì năm 2019, lượng vốn đầu tư vào cả Gojek và Grab đều sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2018.

Trong thập kỷ qua, hoạt động khởi nghiệp tại châu Á đã được dẫn dắt bởi Trung Quốc -quốc gia đã tạo ra một số công ty khởi nghiệp chưa niêm yết có giá trị nhất thế giới như nhà điều hành Tik Tok ByteDance và SoftBank Hailer do Didi Chuxing hậu thuẫn, trị giá lần lượt là 75 tỷ USD và 56 tỷ USD.

Năm 2019, 14 trong số 23 kỳ lân châu Á mới đến từ Trung Quốc, nổi bật phải kể đến công ty cho thuê căn hộ trực tuyến Danke và nền tảng trang trí nhà Kujiale. Với nền kinh tế nội địa khổng lồ và các công ty khởi nghiệp địa phương, thêm vào đó làcông nghệ đầy hứa hẹn như trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc được cho là sẽ dẫn đầu xu thế kỳ lân của châu Á vào năm 2020, mặc dù tốc độ có thể chậm lại.

Tuy nhiên, ông Nobuaki Kitagawa - Giám đốc điều hành của CyberAgent Capital tại Thượng Hải lưu ý rằng việc vạch ra được một lộ trình để có thể phát triển ổn định đặc biệt khó khăn, nhất là đối với các công ty Trung Quốc do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Ông Kitagawa cho biết: "Các nhà đầu tư sẽ xem xét các vòng định giá một cách khó khăn hơn nhiều".

Chưa kể, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại do những ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại kéo dài. Điều này ít nhiều cũng làm lạnh thêm niềm tin của các nhà đầu tư, khiến họ dè chừng hơn khi rót vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp một nền kinh tế đang bị bóng mây u ám bao trùm.

Theo CEO của Công ty đầu tư mạo hiểm Coral Capital có trụ sở tại Tokyo, ông James Riney thì năm 2020,các doanh nghiệp khởi nghiệp tại khu vực châu Á sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kêu gọi các hợp đồng rót vốn. “Niềm tin của các nhà đầu tư đang bị lung lay. Các nguyên tắc cơ bản cơ bản trong hoạt động kinh doanh của một công ty khởi nghiệp sẽ được đánh giá cẩn thận hơn nhiều."

Việc IPO thất bại của WeWork được cho là đã tạo ra một bài học “nhãn tiền” đối với các kỳ lân đang có ý định ra mắt công chúng. Một số công ty khởi nghiệp đình đám khác cho biết sẽ hoãn kế hoạch IPO trước sự sụp đổ WeWork.

Cụ thể, Airbnb thông báo sẽ dời lịch IPO sang sớm nhất là giữa năm 2020, trong khi Palantir Technologies, công ty khai thác dữ liệu được tỷ phú đầu tư Peter Thiel đồng sáng lập, cho biết sẽ không IPO trong nhiều năm tới.

Tất nhiên, không phải công ty nào cũng bị nhấn chìm sau khi IPO. Cổ phiếu của Pinterest đã tăng 44% sau lần chào bán đầu tiên ra công chúng. Nhưng Pinterest khác so với những "kỳ lân" đình đám như Uber, Lyft hay WeWork là họ khởi đầu với mức định giá thận trọng và khoản lỗ giảm dần trước khi chào bán cổ phiếu.

Giới quan sát cho rằng, các nhà đầu tư đã phải cân nhắc lại khi những công ty khởi nghiệp được định giá quá cao, nhưng lại không có khả năng lãi trong tương lai gần. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư đã đặt câu hỏi liệu định giá của những doanh nghiệp này có bị "thổi phồng" quá mức khi gắn thêm mác công nghệ?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả