Kinh thế vĩ mô tháng 5.2024
Trong bức tranh tổng thể về kinh tế vĩ mô có nhiều điểm sáng tích cực pha lẫn một vài rủi ro tiềm ẩn như sau:
* Tích cực:
1. Đơn hàng tăng tốt trở lại giúp cho sản xuất công nghiệp tăng mạnh 8.9% so với cùng kỳ. Đây là một dấu hiệu cực kỳ tốt cho vĩ mô
2. Xuất khẩu có tháng tăng thứ 9 liên tiếp cho thấy suy giảm xuất khẩu đã ở lại phía sau. Nhu cầu tại các thị trường như Mỹ, EU, TQ… đã hồi phục. XK trong tháng 5 tăng mạnh tới 15.8% so với cùng kỳ. Những tháng còn lại sẽ tiếp tục tăng nhưng giảm dần về con số trên 10% do quý 4.2023 đã hồi phục nhẹ nên nền cao hơn các quý trước đó của 2023. Nếu cả năm 2024 XK tăng trên 10% cụ thể là khoảng từ 10-12% thì đó là mức cực kỳ thành công cho Việt Nam. Nếu 2025, Mỹ chính thức đưa VN ra khỏi danh sách nền kinh tế phi thị trường thì XK còn tăng tốt hơn nữa.
3. Tiêu dùng tăng mạnh. Trong tháng 5, tiêu dùng trong nước đã dần dần hồi phục. Tuy chưa thật sự mạnh nhưng điều này cho thấy sức tiêu dùng đang quay lại khi các DN bắt đầu tuyển dụng lại lao động khi có đơn hàng mới, đặc biệt là DN xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt may, thuỷ sản… Điều này thể hiện qua doanh số bán lẻ trong 5 tháng đầu tăng cao đạt 9.9%, cao hơn mức 8.7% trong 4 tháng đầu tiên. Do Tổng cục thống kê chỉ công bố số luỹ kế, nên có thể thấy mức tăng của riêng tháng 5 là vượt 10%, một con số mà lâu lắm rồi chúng ta mới thấy. Tiêu dùng hồi phục thì toàn bộ nền kinh tế sẽ tăng trưởng cao. Chỉ riêng 02 chỉ tiêu này cho tôi một cảm nhận rằng GDP quý 2 sẽ tăng trên 6%, thậm chí trên 6.5%.
Ba lĩnh vực trên là ba lĩnh vực cốt lõi nhất của nền kinh tế. Riêng XK và tiêu dùng đã chiếm trên 200% GDP. Nếu 02 lĩnh vực này không tăng hoặc tăng kém thì cả nền kinh tế sẽ yếu đi. Đầu tư tư nhân sẽ co hẹp khi đó tín dụng cũng sẽ không thể tăng và ngân hàng sẽ hụt hơi. Nhưng 02 lĩnh vực này tăng thì chúng ta sẽ sớm thấy tín dụng tăng trở lại và ngân hàng sẽ tốt lên trông thấy. Tóm lại, gốc khoẻ thì ngọn mới có cơ may khoẻ, gốc yếu thì ngọn không thể tươi xanh được ít nhất trong trường hợp này. Nhưng khi ngọn và cành lá bị úa thì gốc cũng bị ảnh hưởng đáng kể
4. FDI giải ngân đạt 8.25 tỷ $, tăng 7.8%. Có thể nói FDI vẫn rất bền bỉ và ổn định. Tăng bất chấp những thách thức và lo ngại. Điều này cho thấy gì? Những bất ổn tạm thời chỉ làm nhà đầu tư ngắn hạn (như ck) lo lắng thôi, còn NĐT dài hạn như FDI thì không hề sờn lòng. Các doanh nghiệp bđs kcn và xây dựng kcn sẽ hưởng lợi lớn nhờ xu hướng bền bỉ này.
5. Khách du lịch quốc tế trong 5 tháng đầu tiên đạt 7.6tr du khách, chính thức vượt qua mốc của năm 2019 (trước dịch) là 3.9%. Điều này có thể thấy tác động của dịch đã ở lại phía sau. Sự phục hồi thần tốc của du lịch giúp nền kinh tế tăng tốt và thu rất nhiều ngoại tệ. Năm 2024 dự kiến số khách quốc tế đến Việt Nam sẽ vượt 18tr, chính thức tạo đỉnh mới. Sự hồi phục dường như nhanh hơn rất rất nhiều so với dự tính của các tổ chức trong và ngoài nước. Hầu hết cho rằng 2026 mới quay lại mốc trước dịch.
* Điểm cần chú ý:
1. Lạm phát: đã đạt mốc 4.4%, vượt qua chỉ tiêu mà QH đã giao. Có một số lý do chính gây ra lạm phát như sau. Thứ nhất tỷ giá tăng mạnh làm cho chi phí nhập khẩu tăng cao, đẩy chi phí lên tầm cao mới. Muốn tỷ giá được kìm bớt thì phải kiểm soát tỷ giá. Cần theo dõi sát sao chỉ số này trong những tháng tiếp theo. Nếu lạm phát tiếp tục tăng và tiệm cận múc 5%, thậm chí vượt 5% thì có lẽ NHNN sẽ phải can thiệp bằng các biện pháp tiền tệ như: tăng lãi suất, hoặc hút bớt dòng tiền. Hiện còn quá sớm để kết luận nhưng cần theo dõi sát. Lãi suất tăng chưa hẳn là xấu mà thậm chí còn rất tốt. Khi lãi suất liên tục giảm, tín dụng chưa chắc tăng nhưng khi lãi suất chạm đáy và tăng dần thì tín dụng sẽ tăng rất mạnh. Đó là hiệu ứng tâm lý FOMO của doanh nghiệp, sợ không kịp vay lãi suất rẻ. Cũng như huy động vậy, khi lãi suất tăng liên tục thì huy động cũng chỉ tăng dè dặt nhưng khi lãi suất bắt đầu quay đầu giảm thì huy động sẽ tăng mạnh, đó là tâm lý FOMO sợ không kịp gửi lãi suất cao. Do đó lãi suất tăng dần mới kích thích được tín dụng.
2. Nhập siêu: sau hơn một năm xuất siêu thì cuối cùng chúng ta cũng thấy một tháng nhập siêu gần 1 tỷ $. Ở góc độ nào đó chúng ta thấy được cả tích cực lẫn lo ngại ở đây. Lo ngại là khi nhập siêu cao thì tỷ giá sẽ càng tăng và lạm phát càng tăng, điều đó cản trở tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nó cũng cho thấy vài dấu hiệu của hồi phục. Đó là nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu tăng mạnh cho sản xuất, xuất khẩu hay tăng nhập khẩu do tiêu dùng tăng cao. Nếu các tháng tiếp theo nhập siêu tiếp tục duy trì rồi sau đó hạ dần, chuyển sang dần xuất siêu thì đó là tín hiệu rất tốt.
Sau tất cả, hầu hết các tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang mạnh mẽ bên cạnh một số lo ngại như lạm phát hay nhập siêu. Trong đó chỉ có lạm phát là yếu tố đáng quan tâm nhất và cần theo dõi sát sao nhất.
Nguồn: #quansucamap
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận