Kinh tế Xuất Khẩu Lao Động của Việt Nam
Ngoài việc xuất khẩu tài nguyên và hàng hóa, lao động từ lâu đã được coi là một nguồn thu. Đây không phải là trào lưu tự phát, mà là chủ trương của nhà nước nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.
1. Trong năm 2022, Việt Nam đã đưa hơn 142,000 người đi xuất khẩu lao động.
2. Nhật Bản là thị trường lớn nhất, chiếm 47% số người lao động. Sau đó là Đài Loan và Hàn Quốc, chiếm 39% và 6%.
3. Lượng kiều hối từ XKLĐ trong năm 2022 là 3-4 tỷ đô, chiếm 21% trong tổng 19 tỷ đô.
4. Nghệ An là tỉnh có người đi XKLĐ nhiều nhất. Trong năm 2022, hơn 20,000 đã đi, chiếm 13%. Trong khi dân số tỉnh chỉ 3.6 triệu, chiếm 3.6% dân số cả nước.
5. Tính theo tỷ lệ kiều hối từ XKLĐ [500 triệu đô] và Thu Ngân Sách Tỉnh [919 triệu đô], Nghệ An đứng đầu với 54%. Nghĩa là XKLĐ là nguồn thu nhập lớn nhất của tỉnh.
6. Thu nhập bình quân của một người XKLĐ là 200 triệu đồng, tương đương $9,000. Chưa tính thu nhập ngoài giờ. Gần gấp ba lần lương trong nước.
7. Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ XKLĐ đang hoạt động là 456. Trong đó, 15 là doanh nghiệp nhà nước. Tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội.
Lợi là nó giúp các hộ gia đình ở quê thoát nghèo nhanh chóng. Nhiều địa phương đã thay đổi chóng mặt nhờ các thanh niên đi làm ở Đông Á gửi tiền về. Còn hại thì lao động chỉ là giải pháp tạm thời vì sức khỏe có giới hạn.
Việt Nam là một nước có dư thừa nguồn lao động giá rẻ. Xin mượn khẩu hiệu ở một vùng quê để nói hộ, “Xuất khẩu lao động là thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.”
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận