menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Chung Chính

Kinh tế Việt Nam: Từ lạc hậu đến cạnh tranh quốc tế

Nhìn lại 75 năm qua (1945-2020), đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước (1986-2020), nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kỳ tích đáng tự hào, không chỉ làm đổi thay diện mạo, vị thế, uy tín của đất nước, mà còn tích cực chủ động hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế toàn cầu để cạnh tranh cùng phát triển.

Khắc phục tàn dư và lạc hậu

Sử sách ghi dấu, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không lâu sau, cả dân tộc đã lại phải gồng mình bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đứng trước muôn vàn khó khăn bởi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm…, Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo các tầng lớp xã hội bắt tay ngay vào giải quyết những khó khăn cấp bách để tăng cường thực lực cho cách mạng.

Nền kinh tế từ tàn dư của thực dân, phong kiến để lại đã được chuyển sang phát triển kinh tế dân chủ, độc lập, phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Cùng với nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp cũng được Đảng, Chính phủ định hướng phát triển để phục vụ kháng chiến (phát triển công nghiệp quốc phòng) và tiêu dùng (sản xuất hàng hóa).

Giai đoạn 1955-1975, nền kinh tế được Đảng, Chính phủ hoạch định theo hướng công nghiệp hóa. Những số liệu lịch sử ghi lại cho thấy, đến năm 1975, ở miền Bắc đã có 1.335 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (tăng 323 xí nghiệp so với năm 1960); giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng gấp 16,6 lần năm 1955 (bình quân tăng 14,7%/năm); tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng từ 32,7% năm 1960 lên 42,6% năm 1975; thu nhập quốc dân từ 18,2% tăng lên 28,7% trong 15 năm tương ứng…

Cùng với định hướng công nghiệp hóa, nông nghiệp tiếp tục được thúc đẩy phát triển. Sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 đã tăng lên 5,49 triệu tấn năm 1975. Hoạt động thương mại được chú trọng, với tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đến năm 1975 đã tăng gấp 7,8 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần, kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần, so với năm 1955. Miền Bắc quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, tập trung phát triển kinh tế với những kết quả tích cực, trở thành hậu phương lớn vững chắc cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ.

Giai đoạn 1976-1986, hàng loạt cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc do chiến tranh tàn phá đã được khôi phục lại và xây dựng mới; kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ở miền Bắc được củng cố; bước đầu thực hiện cải tạo và sắp xếp công thương nghiệp tư doanh ở miền Nam. Mặc dù vậy, khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976-1980), thành tựu phát triển kinh tế đạt được chưa tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, nền kinh tế đã bị mất cân đối, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội… Chuyển sang kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981-1985), Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách sửa đổi cơ chế quản lý, nền kinh tế tuy đã có bước phát triển khá hơn, song hệ quả của tư duy quản lý kinh tế bao cấp, trì trệ, lạc hậu… đã khiến cho khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra trầm trọng, lạm phát cao với tốc độ phi mã, nhiều doanh nghiệp nhà nước sản xuất bị đình đốn, bội chi ngân sách lớn, giá cả tăng cao, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Trong bối cảnh ấy, Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã kịp thời xác định những nguyên tắc cơ bản đổi mới phát triển đất nước, bao gồm đổi mới về kinh tế.

Đổi mới, tự chủ và hội nhập

Ông Phạm Chánh Trực - nguyên Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - chia sẻ: Quan điểm đổi mới từ Đại hội lần thứ VI của Đảng là nhìn thẳng vào sự thật, yếu kém, tiến hành đổi mới phát triển toàn diện các lĩnh vực, trong đó xác định trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đặc điểm quan trọng về đổi mới kinh tế là phát triển kinh tế nhiều thành phần, lưu thông hàng hóa tự do, hợp tác quốc tế để phát triển.

Trên cơ sở đó, hàng loạt quyết sách đã được Đảng, Chính phủ đưa ra, từng bước chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, lạc hậu, sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần, có sự điều tiết của nhà nước; hội nhập kinh tế quốc tế theo phương châm tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy tối đa nội lực, bảo đảm độc lập và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia...

Với các chính sách thích hợp được đưa ra, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển và tăng trưởng cao thuộc top đầu trên thế giới. GDP tăng trưởng bình quân đạt gần 7%/năm. Đến nay, quy mô GDP đã tăng gấp hàng chục lần, xuất khẩu tăng gấp hơn 200 lần… so với thời điểm khi nền kinh tế bắt đầu chuyển đổi; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo.

Ở góc độ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm hầu hết đối tác là các nước lớn có nền kinh tế quy mô lớn và trình độ phát triển cao. Việt Nam tự tin có độ mở cửa nền kinh tế thuộc diện cao nhất thế giới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn gấp hơn 2 lần quy mô GDP (đạt trên 500 tỷ USD năm 2019); ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương, trong đó có những FTA thế hệ mới có chất lượng và mức độ cam kết mở cửa thị trường rất cao.

Nhìn lại chặng đường phát triển đất nước 75 năm qua, đặc biệt là những thành tựu trong giai đoạn đổi mới, tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chûa bao giúâ nûúác ta coá àûúåc cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay. Công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo, kết cấu hạ tầng kinh tế lạc hậu, trình độ thấp, trở thành một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình trên thế giới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao…

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại