24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thúy Quỳnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Kinh tế Trung Quốc nguy cơ rơi vào giảm phát

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đi ngang trong tháng 6, trong khi chỉ số giá sản xuất tiếp tục sụt giảm. Những con số mới nhất làm gia tăng nỗi lo về nguy cơ giảm phát, đồng thời làm dấy lên đồn đoán về khả năng chính phủ nước này sẽ sớm tung ra các biện pháp kích thích.

Chỉ số giá tiêu dùng không thay đổi trong tháng trước so với một năm trước đó, theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng nay. Đó là tỷ lệ yếu nhất kể từ tháng 2/2021, khi giá thịt lợn giảm kéo theo chỉ số.

Lạm phát lõi – chỉ số loại bỏ những mặt hàng có giá biến động mạnh như thực phẩm và năng lượng – tăng 0,4%, giảm so với mức tăng 0,6% của tháng trước. Chỉ số giá sản xuất giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh hơn tháng trước và là mức giảm sâu nhất kể từ tháng 12/2015.

Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management Ltd cho biết: “Nguy cơ giảm phát là rất thực tế".

Cả hai chỉ số này là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy đà hồi phục của kinh tế Trung Quốc đang bị suy yếu. Nỗi lo ngại về giảm phát đang đè nặng lên niềm tin của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.

Michelle Lam, nhà kinh tế Trung Quốc Đại lục tại Societe Generale SA, cho biết: “Những dữ liệu hôm nay chắc chắn sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách phải suy nghĩ về việc nới lỏng chính sách hơn nữa. Hiện họ vẫn đang kích thích kinh tế, nhưng chừng đó là chưa đủ”.

Các nhà sản xuất đã phải đối mặt với tình trạng giá hàng hóa giảm xuống trong khi lực cầu ở cả trong nước và nước ngoài đều yếu. Nếu người tiêu dùng và các doanh nghiệp tiếp tục trì hoãn chi tiêu và đầu tư vì hi vọng giá sẽ giảm xuống sâu hơn nữa, cuối cùng nền kinh tế sẽ chìm trong giảm phát sâu.

Ngoài một giai đoạn giảm phát ngắn vào đầu năm 2021, Trung Quốc chưa từng trải qua tình trạng giảm phát giá tiêu dùng kéo dài kể từ năm 2009 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trước đó, Bắc Kinh đã đưa ra gói kích thích trị giá 4.000 tỷ NDT (553 tỷ USD) tập trung vào cơ sở hạ tầng và nâng cấp ngành công nghiệp. Mặc dù kế hoạch đó đã thúc đẩy tăng trưởng vào thời điểm đó, nhưng nó cũng khiến các chính quyền địa phương phải vay nhiều hơn mức cho phép một cách hợp pháp, khiến nợ nần chồng chất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả